Kiểm tra NV9

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Ngọc Hà | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra NV9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra Tiếng Việt
Thời gian : 45 phút





I.TRẮC NGHIỆM(3 điểm)

Câu1: Yêu cầu”Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch ,tránh cách nói mơ hồ “ thuộc về phương châm hội thoại nào .
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm quan hệ
Phương châm cách thức
Phương châm về lịch sự
Câu 2: Có thể điền vào chỗ trống trong câu :
-Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là (………).
A. Nói móc B. Nói mát
C. Nói leo D. Nói hớt
Câu 3: Trong bài thơ
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng.
Từ “ Xuân “ được dùng với phương thức chuyển nghĩa nào ?
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ
C. So sánh D. Nhân hóa
Câu 4: Từ “ Tuyệt trần “ trong câu:
Xưa kia bà đẹp tuyệt trần
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn .
Có nghĩa như thế nào ?
Đứt, không còn gì
Cực kỳ,nhất
Câu 5: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán – Việt?
Âm mưu
Thủ đoạn
Mánh khóe
Câu 6: Trong các từ sau,từ nào không phải là từ láy ?
Lung linh C. Xa xôi
Lạnh lùng D. Xa lạ
Câu 7: Từ “ đường” trong “ đường ra trận mùa này đẹp lắm “và “ ngọt như đường” nằm trong trường hợp nào ?
Từ đồng nghĩa.
Từ đồng âm.
Câu 8: Việc thay thế từ “xuân “ cho từ “tuổi” trong câu “ Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao ,sức khỏe càng thấp”(Hồ Chí Minh), có tác dụng gì ?
Thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả
Tránh lập lại với từ “tuổi tác”
Cả hai tác dụng trên.
Câu 9: Cho biết trong các thành ngữ sau thành ngữ nào có sử dụng các cặp từ trái nghĩa .
Đầu voi đuôi chuột
Sống Tết chết giỗ
Mèo mả gà đồng
Câu 10: Từ nào không phải là từ tượng thanh .
Rì rào
Rì rầm
Rũ rượi
Câu 11: Từ nào trong các từ sau không phải là từ tượng hình ?
A. Xơ xác B. Rung rinh
C. Vật vờ D. Róc rách
Câu 12: Từ “xuân” trong trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ .
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
(Truyện kiều_Nguyễn Du)
Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao,sức khỏe càng thấp.
(Hồ Chí Minh – Di chúc)
II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm)
Giải thích nghĩa của những thành ngữ sau :Nói băm nói bổ ,nói như đấm vào tai,nói úp nói mở,đánh trống lảng, mồm loa mép giải,nói như dùi đục chấm mấm cáy.
Và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
Câu 2: ( 2 điểm)
Đọc kĩ hai câu thơ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng.
( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ,Nguyễn Khoa Điềm)
Từ “mặt trời “ trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ nào ?Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? vì sao ?
Câu 3: ( 3 điểm )
Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau :
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh .

__Hết __








Kiểm tra văn học
Thời gian : 45 phút





I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Câu 1: Bài thơ Đồng chí là sáng tác của tác giả nào ?
Chính Hữu
Phạm Tiến Duật
Huy Cận
Tố Hữu
Câu 2: Bài thơ Đồng chí ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Đầu cuộc kháng chiến chống pháp
Cuối cuộc kháng chiến chống pháp
Đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Câu 3: Tình đồng chí,đồng đội của người lính cách mạng ( trong bài thơ Đồng chí ,hình thành từ những cơ sở nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Ngọc Hà
Dung lượng: 12,24KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)