Kiểm tra NV9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: kiểm tra NV9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 21:
Câu1:
Xét theo mục đích giao tiếp, các câu được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào?
Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào (1). Ông cất tiếng hỏi:
-Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ? (2)
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhóm dậy vơ lấy cái nón:
-Ở nhà trông em nhá ! (3).Đừng có đi đâu đấy.(4)
(Làng – Kim Lân)
Câu 2 :
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó.
a/ Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc)
b/ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
Câu 3: Truyện “Bến quê” tập trung vào một tình huống khá đặc biệt, đó là tình huống nào? Hãy chỉ ra những nghịch lí trong tình huống ấy và nêu ý nghĩa của nó?
Câu 4: Chép 3 khô thơ cuối trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và qua những khổ thơ ấy, em hãy nêu càm nhận của mình.


Bài giải gợi ý
Câu 1:
Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào (1):Câu kể (trần thuật)
-Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ? (2):Câu nghi vấn
-Ở nhà trông em nhá ! (3).Đừng có đi đâu đấy.(4):Câu cầu khiến

Câu 2:
a/ Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm: thành phần phụ chú
b/ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về. : thành phần tình thái

Câu 3:
-Cũng như nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu , truyện ngắn “Bến quê” xây dựng trên một tình huống nghịch lý. Nhân vật chính của truyện – anh Nhĩ – từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bỡi một căn bệnh hiểm nghèo , đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp bên cửa sổ.
-Khai thác tình huống này, tác giả phát hiện và nhấn mạnh vào những điều nghịch lý trong cảnh ngộ của nhân vật:
+Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi khắp hầu hết khắp mọi nơi trên thế giới “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”. Ấy thế mà Nhĩ lại chưa đặt chân lên cái bãi bồi màu mỡ ngay bên kia sông.
+Từng bay những chuyến bay vượt nửa vòng trái đất, nhưng nay không thể nhích thân mình dịch chuyển vài mươi phân trên giường bệnh.
+Khi Nhĩ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, ngay phía trước cửa sỏ nhà anh, nhưng anh biết rằng sx không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát đó. Nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
-Đưa ra những nghịch lí ấy,nhà văn muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Những tình huống nghịch lí trong truyện “ Bến quê” còn mở ra một nội dung triết lí nữa, mang tính tổng kết nững trải nghiệm của cả đời người, qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tần tảo, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời , Nhĩ mới cảm nhận thấm thía.



Câu 4 :
Mở bài:
-Gới thiệu bài thơ: Từ những bài thơ của những nhà thơ khác viết về Bác, từ đó giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác”.
-Nêu khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật: giọng điệu..., cảm xúc , tâm trạng.






2- Thân bài:
a/ Cảm hứng bao trùm bài thơ và mạch vận động của tâm trạng nhà thơ:
-Cảm hứng: xúc động, thành kính, biết ơn, tự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 76,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)