Kiem tra NV 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: kiem tra NV 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 21:
Câu1:
Xét theo mục đích giao tiếp, các câu được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào?
Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào (1). Ông cất tiếng hỏi:
-Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ? (2)
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhóm dậy vơ lấy cái nón:
-Ở nhà trông em nhá ! (3).Đừng có đi đâu đấy.(4)
(Làng – Kim Lân)
Câu 2 :
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó.
a/ Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc)
b/ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
Câu3:
Luận điểm cơ bản của văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (Vũ Khoan) đã được nêu trong câu văn nào? Để triển khai luận điểm ấy , tác giả đã đưa ra hệ thống luận cứ như thế nào? Đánh giá hệ thống luận cứ ấy ( có chặt chẽ ,chính xác, toàn diện không) .
Câu4:
Mùa hè là thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò. Em sẽ làm gì để có được một mùa hè thực sự vui tươi và bổ ích ?
(Viết thành một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá 20 dòng)

Bài giải gợi ý
Câu1:
Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào (1):Câu kể (trần thuật)
-Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ? (2):Câu nghi vấn
-Ở nhà trông em nhá ! (3).Đừng có đi đâu đấy.(4):Câu cầu khiến

Câu 2:
a/ Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm: thành phần phụ chú
b/ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về. : thành phần tình thái
Câu 3 :
+(Đọc lại phần mở đầu để tìm ra câu văn chứa đựng luận điểm cơ bản của bài viết.)
+Hệ thống luận cứ để triển khai luận điểm cơ bản ấy như sau:
-Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
-Những cái mạnh cái yếu của người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thế kỷ mới.
+Đánh giá hệ thống luận cứ:
Các luận cứ của tác giả không mang tính uyên bác, sách vở mà bám vào thực tế, vừa xác thực, vừa toàn diện, có cái nhìn khách quan về dân tộc mình, đồng thời lại đặt trong sự đối sánh với dân tộc khác, trong bối cảnh thế giới ngày nay.
Câu4:
Học sinh có thể nêu nhiều việc làm, nhiều hoạt động hè vui tươi, bổ ích. Tuy vậy cần chú ý các nội dung cơ bản đảm bảo cho yêu cầu bài nghị luận ngắn về một sự việc, hiện tượng đời sống:
-Mùa hè là thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò vì được nghỉ ngơi, giải trí sau chín tháng học tập căng thẳng.
-Để mùa hè thật sự thú vị , vui tươi và bổ ích, có thể tổ chức hoặc tham gia các hoạt động sau:
+Tổ chức nhóm bạn đi picnic, dã ngoại ở những khu du lịch sinh thái, các thắng cảnh ở địa phương, hoặc cùng gia đình đi du lịch trong và ngoài nước.
+Tham gia các hoạt động hè ở địa phương cùng các bạn trẻ, các bạn học sinh ở những trường khác trong phường (xã), trong quận (huyện)…Giải trí bằng các hoạt động thể dục, thể thao, các trò chơi lành mạnh khác.
+Sắp xếp thời gian cho việc ôn luyện kiến thức cũ, chuẩn bị cho năm học mới.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 33,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)