Kiem tra ngữ văn 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: kiem tra ngữ văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề 13: (Kiểm tra tổng hơp Ngữ văn 9)
Câu1:
Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau:
(1)Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới.(2) Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. (3) Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. (4) Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “ thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. (5) Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nên kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới)
Câu 2:
Hình ảnh bao trùm và xuyên suốt toàn bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là hình ảnh con cò. Hình ảnh ấy vừa thống nhất lại vừa có sự biến đổi. Em hãy nêu sự biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò qua ba đoạn của bài thơ?
Câu 3 :
Viết một đoạn văn trình bày cách hiểu và cảm nghĩ của em về những câu thơ sau:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con.
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
( Con cò – Chế Lan Viên )
Câu4:
Nhân vật anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
Gợi ý làm bài
Câu 1:
Phép liên kết các câu trong đoạn văn:
a/ Liên kết nội dung:
-Chủ đề chung của đoạn văn là khằng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam – quan trọng hơn – là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra . Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề đó. Vậy các câu trong đoạn văn có sự liên kết chủ đề.
-Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong các câu sau:
+Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam
+Những điểm hạn chế.
+Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.
Vậy các câu trong đoạn văn có sự liên kết lô-gíc.
b/Liên kết hình thức:
-Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết:
+Bản chất trời phú ấy nối câu (2) với câu (1) – phép đồng nghĩa.
+Nhưng nối câu (3) với câu (2) – phép nối.
+Ấy là nối câu(4) với câu (3) – phép nối.
+Lỗ hổng ở câu (40 và câu (5) – phép lặp từ ngữ.
+thông minh ở câu (5) và ở câu (1) – phép lặp từ ngữ.
Vậy các câu trong đoạn văn đã có sự liên kết về nội dung và hình thức.
Câu 2: Hình ảnh bao trùm xuyên suốt bài thơ “Con cò” – Chế Lan Viên:
Mạch vận động của cảm xúc và tư tưởng trong một bài thơ trữ tình thường gắn với sự vận động, biến đổi của hình tượng trung tâm của bài thơ. Ở bài thơ “ Con cò” hình tượng trung tâm là hình ảnh con cò . Hình tượng ấy vừa thống nhất lại vừa biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò:
-Ở đoạn I,con cò hiện qua những câu hát ru để đến với tuổi ấu thơ một cách vô thức qua âm điệu của lời ru, mặc dù đứa bé chưa hề biết con cò, nó chỉ cần được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru, đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của mẹ.
-Trong đoạn II, hình ảnh con cò gắn bó với mỗi con người trong suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ rồi tuổi tới trường và cả khi trưởng thành . Con cò trong lời ru đã đi vào tâm thức của mỗi con người, hay cũng là chính những lời ru của mẹ đã theo suốt cuộc đời mỗi người . Hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che, bao dung, dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng , bền bỉ của mẹ hiền.
-Đến
Câu1:
Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau:
(1)Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới.(2) Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. (3) Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. (4) Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “ thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. (5) Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nên kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới)
Câu 2:
Hình ảnh bao trùm và xuyên suốt toàn bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là hình ảnh con cò. Hình ảnh ấy vừa thống nhất lại vừa có sự biến đổi. Em hãy nêu sự biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò qua ba đoạn của bài thơ?
Câu 3 :
Viết một đoạn văn trình bày cách hiểu và cảm nghĩ của em về những câu thơ sau:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con.
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
( Con cò – Chế Lan Viên )
Câu4:
Nhân vật anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
Gợi ý làm bài
Câu 1:
Phép liên kết các câu trong đoạn văn:
a/ Liên kết nội dung:
-Chủ đề chung của đoạn văn là khằng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam – quan trọng hơn – là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra . Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề đó. Vậy các câu trong đoạn văn có sự liên kết chủ đề.
-Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong các câu sau:
+Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam
+Những điểm hạn chế.
+Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.
Vậy các câu trong đoạn văn có sự liên kết lô-gíc.
b/Liên kết hình thức:
-Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết:
+Bản chất trời phú ấy nối câu (2) với câu (1) – phép đồng nghĩa.
+Nhưng nối câu (3) với câu (2) – phép nối.
+Ấy là nối câu(4) với câu (3) – phép nối.
+Lỗ hổng ở câu (40 và câu (5) – phép lặp từ ngữ.
+thông minh ở câu (5) và ở câu (1) – phép lặp từ ngữ.
Vậy các câu trong đoạn văn đã có sự liên kết về nội dung và hình thức.
Câu 2: Hình ảnh bao trùm xuyên suốt bài thơ “Con cò” – Chế Lan Viên:
Mạch vận động của cảm xúc và tư tưởng trong một bài thơ trữ tình thường gắn với sự vận động, biến đổi của hình tượng trung tâm của bài thơ. Ở bài thơ “ Con cò” hình tượng trung tâm là hình ảnh con cò . Hình tượng ấy vừa thống nhất lại vừa biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò:
-Ở đoạn I,con cò hiện qua những câu hát ru để đến với tuổi ấu thơ một cách vô thức qua âm điệu của lời ru, mặc dù đứa bé chưa hề biết con cò, nó chỉ cần được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru, đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của mẹ.
-Trong đoạn II, hình ảnh con cò gắn bó với mỗi con người trong suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ rồi tuổi tới trường và cả khi trưởng thành . Con cò trong lời ru đã đi vào tâm thức của mỗi con người, hay cũng là chính những lời ru của mẹ đã theo suốt cuộc đời mỗi người . Hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che, bao dung, dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng , bền bỉ của mẹ hiền.
-Đến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 67,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)