Kiem tra ngữ văn 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: kiem tra ngữ văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 17
Câu 1:
Hãy trình bày cách hiểu biết của em về thành phần phụ chú ? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2:
Đoạn văn
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
(“Mùa xuân nho nhỏ” –Thanh Hải)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn, phân tích để làm rõ giá trị của điệp ngữ trong đoạn thơ trên.
Câu 3:
Từ bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương , em hãy cho biết người cha rong bài thơ muốn nói với con điều gì ?
Câu 4 :
Phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về thời khắc giao mùa cuối hạ sang đầu thu trong bài thơ “Sang thu”.
Gợi ý làm bài
Câu1:
Thành phần phụ chú có tác dụng là :
+Thành phần phụ chú được dùng để giải thích cho những từ ngữ khác.
+Dùng để nêu xuất xứ của từ ngữ, nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo lời của người nói, của nhân vật và nhờ đó lời nói, văn bản được hiểu đúng hơn, thích hợp hơn với hoàn cảnh được sử dụng.
Ví dụ :
Thành phần biệt lập trong đoạn thơ:
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
(Giang Nam – Quê hương)
là thành phần phụ chú : “có ai ngờ” , “thương thương quá đi thôi” nhằm nêu thái độ ( cử chỉ , hành động) kèm theo lời nói của người nói chứ không trình bày việc cô gái làm (vào du kích) hoặc miêu tả đôi mắt cô gái (mắt đen tròn) .
-Thành phần phụ chú ở đây trình bày thái độ của người đang nói : ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du khích, xúc động trước nụ cười hồn nhiên và đôi mắt đen tròn của cô gái.
(Có ai ngờ-> thể hiện sự nhiên của tác giả; thương.... thôi ->thể hiện cảm xúc của tác giả về đôi mắt.)
Câu 2:
1- Về hình thức:
-Trình bày đúng yêu cầu của đoạn văn
-Số câu khoảng 8 (+ -2)
-Không mắc lỗi diễn đạt
2-Về nội dung :
-Chỉ rõ các điệp ngư trong đoạn (Mùa xuân , lộc, tất cả)
-Vị trí điệp ngữ :đầu câu.
-Cách điệp ngữ : cách nhau và nối liền nhau.
-Tác dụng : Tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động chiến đấu.
Câu3 :
Xây dựng đoạn văn (hoặc một văn bản ngắn), đảm bảo các nội dung sau:
Khái quát vài nét về tác giả Y Phương và bài thơ “Nói với con”
Qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương , ngời cha trong bài thơ muốn nói với con:
+ Nói với con về tình cảm gia đình: Mái ấm hạnh phúc gia đình , ngày cưới của cha mẹ...Mong con hãy cảm nhận mái ấm gia đình là hạnh phúc , là cội nguồn cho mọi tình cảm. Qua ngày cưới của cha mẹ , cha dạy dỗ con về tình cảm gia đình, về truyền thống của dân tộc.
+ Nói với con về tình làng xóm :Hình ảnh đơn sơ mộc mạc “Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát...” gần gũi với đời sống người dân, thể hiện tình cảm làng xóm sâu sắc....
+ Nói với con về sức sống bền bỉ , mãnh liệt của quê hương:
Sống gian khổ , lên thác xuống ghềnh nhưng luôn có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn. Cha nhắc con can trường dũng cảm, ý chí vượt lên gian khổ gắn bó với quê hương...
Người đồng mình chân chất khỏe mạnh tự chủ trong cuộc sống lao động sáng tạo, ý chí vượt khó, cha mong con không bé nhỏ phải có khí phách, không bị khó khăn vùi dập.
Nghệ thuật : sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc....
==> Nội dung thể hiện tình cảm, hạnh phúc gia đình , những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình,. Đồng thời nêu cao đạo lý làm người phải mạnh mẽ, bền bỉ, sống xứng đáng với truyền thống quê hương.
Câu 4:
I/ Tìm hiểu đề :
Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, bài thơ còn có những suy ngẫm sâu xa về đời người , nhưng đề bài này chỉ yêu cầu tập trung phân tích những đặc điểm về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 74,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)