Kiem tra ngữ văn 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: kiem tra ngữ văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề Kiểm tra Ngữ văn 9
Câu 1:
Cho đoạn văn:
Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh . Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi . Cơn giông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau. ướt ở má.
a/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b/ Phương thức diễn đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Đoạn văn trên có nhiều câu ngắn vì sao?
c/ Phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn qua các từ ngữ : mây, bầu trời...đen,gió quật, mưa ... thuộc phép liên kết nào?
Câu 2:
Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Chép hai câu thơ trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương cũng có những hình ảnh như hai câu thơ trên? Từ đó , hãy chỉ ra tư tưởng chung của hai bài thơ.
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn phân tich sự chuyển đổi cảm giác để làm rõ cảm xúc của tác giả trước cảnh đất trời vào xuân:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Câu 4 :
Em cảm nhận được người cha nói những gì với con qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương

Gợi ý bài làm
Câu1: a/ Văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
b/ Phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự, miêu tả. Đoạn văn trên có nhiều câu ngắn vì : để diễn tả các hiện tượng nối tiếp nhau liên tiếp.
c/ Phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn qua các từ ngữ : mây, bầu tời...đen,gió quật, mưa ... thuộc phép liên kết : Liên tưởng.
Câu 2 :
Hai câu thơ trong bài “Viếng lăng Bác” :
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Hai bài thơ tuy khác nhau về đề tài (Bài “Mùa xuân nho nhỏ” :đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hòa nhập dâng hiến cho cuộc đời; bài “Viếng lăng Bác”: đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thành kính, biết ơn, tự hào khi tác giả viếng lăng Bác) nhưng cả hai bài thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, thiết tha được hòa nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước , cho nhân dân...Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn góp nhỏ bé vào cuộc đời chung . Ước nguyện ấy đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để thể hiện .
Câu 3 :
Trong đoạn thơ :
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Không kể những từ cảm thàn “ôi” , “chi” trực tiếp bộc lộ cảm xúc, hai câu cuối của khổ thơ biểu hiện cao độ xúc cảm của nhà thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
ở đây có hiện tượng chuyển đổi cảm giác mang tính chủ quan của nhà thơ, biến cái có tính thính giác ( nghe tiếng chim hót), thành cái có tính thị giác ( thấy tiếng chim đọng thành giọt long lanh như có ánh sáng) và cái có tính xúc giác (đưa tay hứng tiếng chim). Hình ảnh thơ có cái phi lí nhưng có thể chấp nhận trong thơ, một sự sáng tạo hợp lí để biểu hiện cái cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
Đoạn thơ không chỉ lột tả được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn diễn tả được sự say đắm, ngỡ ngàng và thái độ đón nhận trân trọng nâng niu của tác giả.
Câu 4 : (Gợi ý phân tích):
NÓI VỚI CON
Y Phương
( Chú ý :Đề yêu cầu phân tích bài thơ, nhưng không nêu rõ phải phân tích cụ thể nội dung nào, nên phải tìm ra các nội dung trong từng đoạn được biểu hiện như thế nào trong từng chi tiết hình ảnh, từ ngữ. Chú ý cách dùng từ , hình ảnh so sánh của người miền núi.)

I - Giới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 185,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)