Kiem tra ngữ văn 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh |
Ngày 12/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: kiem tra ngữ văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề : 32
Câu1:
Cho đoạn văn: " Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !"
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gởi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với mấy anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra sau, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ".
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai?
b-Câu " Xa đến đâu mặc kệ ... trong gương " được liên kết với đoạn trước đó bằng phép liên kết gì?
c- Tìm những câu trong đoạn trich có thành phần phụ chú ? Thành phần khởi ngữ ?
d- Hàm ý trong câu : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
Câu2:
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ " Mùa Xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
Câu 3:
Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn ,và cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Gợi ý:
Câu 1:
a/. Những ngôi sao xa xôi.Lê Minh Khuê. Phương Định.
b/Phép nối: ( Xa đến đâu) mặc kệ, nhưng (tôi thích ngắm mắt tôi trong gương).
c/ -Câu có thành phần phụ chú:
+" Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.
+ Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
-Câu có khởi ngữ :Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !"
d- Hàm ý trong câu : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” : đôi mắt đẹp (hoặc có đôi mắt mơ mộng)
Câu 2 : Viết dưới dạng các đọan văn. Cần thể hiện được các ý chính :
- Cảnh mùa xuân thiên nhiên đất trời xứ Huế được phát họa bằng những hình ảnh giản dị , gợi cảm .
- Đọan thơ gợi ra cả không gian cao rộng , màu sắc tươi thắm ,âm thanh vang vọng.
- Cảm xúc của tác giả say sưa ,ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời .
Bài viết tham khảo :
-Khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải tả cảnh thiên nhiên mùa xuâm với một dòng sông xanh, một bbông hoa tím biếc,một tiếng chim chiền chiện:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Cọn chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
+Trước hết là cấu tạo ngữ pháp đảo vị ngữ trong hai câu đầu.Trật tự ngữ pháp bình thương sẽ là:
Một bông hoa tím biếc/mọc giữa dòng sông xanh
C V
Động từ mọc làm vị ngữ đặt trước bộ phận chủ ngữ, đặt ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nó không chỉ tạo cho người đọc ấn tượng đột ngột, bất ngờ, mới lạ mà còn làm cho hình ảnh, sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ mọc lên, xòe nở trên mặt nước xanh sông xuân đầy sức sống.Hoa tím biếcmọc, nở trên dòng sông xanh. Dó là vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát say người của thiên nhiên ban tặng con người với một không gian rộng thoáng. Trong không gian ấy, tiếng chim chiền chiện hót ríu ran trong bầu trời xuân làm cho cảnh trở nên vui tươi, rộn ràng, ấm áp và náo nức:
Ôi tiếng hót mê say con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm xuân, chao mình bay liệng.
(Tố Hữu)
- Không kể những từ cảm thàn “ôi” , “chi” trực tiếp bộc lộ cảm xúc, hai câu cuối của khổ thơ biểu hiện cao độ xúc cảm của nhà thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
ở đây có hiện tượng chuyển đổi cảm giác mang tính chủ quan của nhà thơ, biến cái có tính thính giác nghe tiếng chim hót), thành cái có
Câu1:
Cho đoạn văn: " Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !"
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gởi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với mấy anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra sau, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ".
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai?
b-Câu " Xa đến đâu mặc kệ ... trong gương " được liên kết với đoạn trước đó bằng phép liên kết gì?
c- Tìm những câu trong đoạn trich có thành phần phụ chú ? Thành phần khởi ngữ ?
d- Hàm ý trong câu : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
Câu2:
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ " Mùa Xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
Câu 3:
Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn ,và cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Gợi ý:
Câu 1:
a/. Những ngôi sao xa xôi.Lê Minh Khuê. Phương Định.
b/Phép nối: ( Xa đến đâu) mặc kệ, nhưng (tôi thích ngắm mắt tôi trong gương).
c/ -Câu có thành phần phụ chú:
+" Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.
+ Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
-Câu có khởi ngữ :Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !"
d- Hàm ý trong câu : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” : đôi mắt đẹp (hoặc có đôi mắt mơ mộng)
Câu 2 : Viết dưới dạng các đọan văn. Cần thể hiện được các ý chính :
- Cảnh mùa xuân thiên nhiên đất trời xứ Huế được phát họa bằng những hình ảnh giản dị , gợi cảm .
- Đọan thơ gợi ra cả không gian cao rộng , màu sắc tươi thắm ,âm thanh vang vọng.
- Cảm xúc của tác giả say sưa ,ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời .
Bài viết tham khảo :
-Khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải tả cảnh thiên nhiên mùa xuâm với một dòng sông xanh, một bbông hoa tím biếc,một tiếng chim chiền chiện:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Cọn chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
+Trước hết là cấu tạo ngữ pháp đảo vị ngữ trong hai câu đầu.Trật tự ngữ pháp bình thương sẽ là:
Một bông hoa tím biếc/mọc giữa dòng sông xanh
C V
Động từ mọc làm vị ngữ đặt trước bộ phận chủ ngữ, đặt ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nó không chỉ tạo cho người đọc ấn tượng đột ngột, bất ngờ, mới lạ mà còn làm cho hình ảnh, sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ mọc lên, xòe nở trên mặt nước xanh sông xuân đầy sức sống.Hoa tím biếcmọc, nở trên dòng sông xanh. Dó là vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát say người của thiên nhiên ban tặng con người với một không gian rộng thoáng. Trong không gian ấy, tiếng chim chiền chiện hót ríu ran trong bầu trời xuân làm cho cảnh trở nên vui tươi, rộn ràng, ấm áp và náo nức:
Ôi tiếng hót mê say con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm xuân, chao mình bay liệng.
(Tố Hữu)
- Không kể những từ cảm thàn “ôi” , “chi” trực tiếp bộc lộ cảm xúc, hai câu cuối của khổ thơ biểu hiện cao độ xúc cảm của nhà thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
ở đây có hiện tượng chuyển đổi cảm giác mang tính chủ quan của nhà thơ, biến cái có tính thính giác nghe tiếng chim hót), thành cái có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 64,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)