Kiem tra ngu van 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh |
Ngày 12/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: kiem tra ngu van 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề 35: Kiểm tra Ngữ văn 9
Câu 1:
a. Thành phần tình thái là gì?
b. Tìm thành phần tình thái trong câu sau :
“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.”
c. Câu văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả ? Em hãy kể tóm tắt cốt truyện (Đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập 1)!
Câu 2 :
Văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm nghị luận về vấn đề gì? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy?
Câu 3 :
Làm sáng tỏ nhận định : “Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải”.
Gợi ý:
Câu1:
a/ Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
b/ Thành phần tình thái : Hình như
c/ Câu văn trên được trich trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Tóm tắt đoạn trích:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Tại khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gởi cho con.
Câu 2 :
-Văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm nghị luận về vấn đề: sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách (bàn về việc đọc sách) .
-Các luận điểm:
+Sự cần thiết và ý nghiã của việc đọc sách.
+Những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+Phương pháp chọn sách và cách đọc sách.
+Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách.
(Tóm tắt hệ thống luận điểm: tầm quan trọng và ý nghĩa; hai cái hại : đọc qua loa,lạc hướng, cách chọn tinh; cách đọc kĩ, kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu)
Câu 3: (Tham khảo bài viết trong sách ngữ văn 9 tập II , trang 77)
Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn học Việt Nam từng có không ít vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trước mùa xuân. Ngay từ khi ra đời, Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc. Bài thơ toát lên một không khí rạo rực vừa trong sáng, êm dịu đến dễ thương, thể hiện tình yêu ta thiết với thiên nhiên, đất nước và nguyện ước cống hiến thật đáng trân trọng.
Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước trong lao động và chiến đấu, nhà th đi đến nguyện ước làm Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời, cất lên khúc hát xao xuyến, tươi vui hòa trong bản tình ca,anh hùng ca của cách mạng. Trong đó, mùa xuân nào cũng thật gợi cảm, cũng thật đáng yêu.
Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh. Đó là dòng sông xanh, bông hoa tím biếc,là lộc giắt đầy quanh lưng người ra trận và trải dài trên những cánh đồng (tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi, cho sự dồi dào, thành đạt). Đó là tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang trời . Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ , trong tiếng kêu giọng hỏi: ơi...,hót chi mà...Đặc biệt, tình cảm nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát vọng thu nhận và giữ gìn vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế độc đáo :Tôi đưa tay tôi hứng từng giọt âm thanh từ trời xanh rơi xuống. Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh. Cảm
Câu 1:
a. Thành phần tình thái là gì?
b. Tìm thành phần tình thái trong câu sau :
“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.”
c. Câu văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả ? Em hãy kể tóm tắt cốt truyện (Đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập 1)!
Câu 2 :
Văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm nghị luận về vấn đề gì? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy?
Câu 3 :
Làm sáng tỏ nhận định : “Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải”.
Gợi ý:
Câu1:
a/ Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
b/ Thành phần tình thái : Hình như
c/ Câu văn trên được trich trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Tóm tắt đoạn trích:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Tại khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gởi cho con.
Câu 2 :
-Văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm nghị luận về vấn đề: sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách (bàn về việc đọc sách) .
-Các luận điểm:
+Sự cần thiết và ý nghiã của việc đọc sách.
+Những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+Phương pháp chọn sách và cách đọc sách.
+Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách.
(Tóm tắt hệ thống luận điểm: tầm quan trọng và ý nghĩa; hai cái hại : đọc qua loa,lạc hướng, cách chọn tinh; cách đọc kĩ, kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu)
Câu 3: (Tham khảo bài viết trong sách ngữ văn 9 tập II , trang 77)
Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn học Việt Nam từng có không ít vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trước mùa xuân. Ngay từ khi ra đời, Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc. Bài thơ toát lên một không khí rạo rực vừa trong sáng, êm dịu đến dễ thương, thể hiện tình yêu ta thiết với thiên nhiên, đất nước và nguyện ước cống hiến thật đáng trân trọng.
Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước trong lao động và chiến đấu, nhà th đi đến nguyện ước làm Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời, cất lên khúc hát xao xuyến, tươi vui hòa trong bản tình ca,anh hùng ca của cách mạng. Trong đó, mùa xuân nào cũng thật gợi cảm, cũng thật đáng yêu.
Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh. Đó là dòng sông xanh, bông hoa tím biếc,là lộc giắt đầy quanh lưng người ra trận và trải dài trên những cánh đồng (tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi, cho sự dồi dào, thành đạt). Đó là tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang trời . Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ , trong tiếng kêu giọng hỏi: ơi...,hót chi mà...Đặc biệt, tình cảm nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát vọng thu nhận và giữ gìn vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế độc đáo :Tôi đưa tay tôi hứng từng giọt âm thanh từ trời xanh rơi xuống. Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh. Cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 42,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)