Kiem tra ngu van 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: kiem tra ngu van 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:





Đề Kiểm tra tổng hợp18
Câu 1: ( 2 điểm)
Có thể và không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu nào sau đây, nêu lí do:
Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão
Hay tại sự sung sướng bỗng được trông thấy và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc
Tại sao con người ta lại phải khiêm tốn như thế
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế
Câu 2. (2,0 điểm)
Đọc câu văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập một – NXB Giáo dục năm 2009)
a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào, của ai ?
b. Hãy giải nghĩa:
- Danh nho
- Di dưỡng tinh thần
c. Phân biệt nghĩa của các từ: thanh đạm và thanh cao.
Câu 3. (2,0 điểm)
Viết bài văn ngắn giới thiệu về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 3. (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.


-------------------------------------














Gợi ý bài làm

Câu 1: ( 2 điểm)
Có thể và không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu nào sau đây, nêu lí do:
Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão
( Không thể đặt dấu chấm hỏi vì từ “tại sao” không phải để hỏi mà là bổ ngữ
Hay tại sự sung sướng bỗng được trông thấy và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc
( Có thể đặt dấu chấm hỏi vì từ “hay” dùng nối các vế có quan hệ lựa chọn
Tại sao con người ta lại phải khiêm tốn như thế
(Có thể đặt dấu chấm hỏi vì từ “ tại sao” từ nghi vấn dùng để hỏi
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế
(Không thể đặt dấu chấm hỏi vì từ “ai” từ phiếm định, không dùng để hỏi
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Câu văn trên được trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh
của Lê Anh Trà
b. Hãy giải nghĩa:
- Danh nho:: Nhà nho nổi tiếng
- Di dưỡng tinh thần :Bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ
c. Phân biệt nghĩa của các từ: thanh đạm và thanh cao.
- Thanh đạm: (ăn uống) giản dị, không có những món cầu kì hoặc đắt tiền.
(cuộc sống) giản dị và trong sạch, thanh bạch.
- Thanh cao: (tâm hồn) trong sạch và cao thượng.

Câu 3. (2,0 điểm)
Viết bài văn ngắn giới thiệu về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
1. Giới thiệu chung về Chuyện người con gái Nam Xương
- Tác giả: Nguyễn Dữ ( …)
- Thể loại: Truyện truyền kì
- Nguồn gốc: Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, viết bằng chữ Hán, dựa vào cốt truyện cổ tích Vợ chàng Trương
2. Trình bày những điểm nổi bật cña Chuyện người con gái Nam Xương
- Tóm tắt truyện: Đảm bảo các ý sau:
a - Vũ Thị Thiết là người con gái thùy mị nết na có chồng là Trương Sinh. Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già và nuôi dạy con thơ. Mẹ mất, nàng lo toan chu đáo.
- Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương tự vẫn.
- Cái bóng trên tường giúp Trương Sinh hiểu ra mọi sự thì đã quá muộn.
b - Trương Sinh lập đàn giải oan bên sông nhưng chỉ thấy Vũ Nương hiện lên giữa dòng nói với chồng mấy lời rồi biến mất.
- Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực: Truyện giúp người đọc cảm nhận cuộc sống gia đình dưới xã hội phong kiến nam quyền, thấp thoáng bóng dáng của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa; phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ
- Giá trị nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 48,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)