Kiểm tra kỳ 2 Văn 9 Đề 3

Chia sẻ bởi Lê Vĩnh Hiệp | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra kỳ 2 Văn 9 Đề 3 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
Khoá ngày: 05/5/2008
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)


Mã đề thi 356


A. Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng và ghi kết quả vào bài làm

Câu 1: Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm trong câu: “[...] là phần thông báo tuy không diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ ấy”.
A. Hàm ý. B. Nghĩa tường minh.
C. Nghĩa khái quát. D. Nghĩa cụ thể.
Câu 2: Ý nào sau đây không thuộc yêu cầu về hình thức của biên bản:
A. Có đánh số cụ thể các mục. B. Có bố cục 3 phần như một bài văn.
C. Có đầy đủ các phần, mục. D. Viết đúng mẫu quy định.
Câu 3: Khi viết một biên bản, lời văn của biên bản cần đảm bảo các yêu cầu nào ?
A. Biểu cảm, ngắn gọn B. Giàu hình ảnh
C. Chính xác, ngắn gọn. D. Ngắn gọn có hình ảnh .
Câu 4: Câu thơ nào sau đây có ý nghĩa đúc kết một chân lí, một quy luật?
A. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
B. Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn /Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
C. Con ngủ yên thì cò cũng ngủ / Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
D. Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Câu 5: Ai là tác giả của câu thơ : “Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
A. Nguyễn Duy. B. Tố Hữu.
C. Chế Lan Viên. D. Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 6: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn “Bến quê” ?
A. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
B. Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật.
C. Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
D. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật.
Câu 7: Dòng nào nói đúng về nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích ?
A. Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc.
B. Dùng dẫn chứng để khẳng định vấn đề là đúng đắn.
C. Trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề, nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng.
D. Giới thiệu đặc điểm nội dung, hình thức của sự vật hiện tượng.
Câu 8: Tên tác phẩm nào phù hợp với chủ đề sau:”Tình yêu quê hương, đất nước, tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng của người nông dân Việt Nam”?
A. Lặng lẽ Sa Pa(Nguyễn Thành Long) B. Làng.(Kim Lân).
C. Mùa xuân nho nhỏ.(Thanh Hải) D. Viếng lăng Bác.(Viễn Phương)
Câu 9: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được viết giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây ?
A. Bếp lửa (Bằng Việt) B. Đồng chí (Chính Hữu)
C. Con cò (Chế Lan Viên) D. Ánh trăng (Nguyễn Duy)
Câu 10: Từ nào phù hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
“[....] là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.”
A. Tổng hợp. B. So sánh. C. Đối chiếu. D. Giả thiết.
Câu 11: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ : “... Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc .”
A. So sánh và hoán dụ . B. Ẩn dụ và so sánh.
C. Điệp ngữ và hoán dụ. D. Điệp ngữ và ẩn dụ .
Câu 12: Ý nào sau đây thể hiện chính xác nhất giá trị nhân đạo của tác phẩm “Bến quê”(Nguyễn Minh Châu)?
A. Tác phẩm đề cập đến những tình cảm thiêng liêng nơi sâu thẳm tâm hồn con người.
B. Thức tỉnh con người hãy biết tìm đến chỗ dựa tinh thần lớn lao của cuộc đời mỗi khi gặp khó khăn.
C. Tác phẩm khắc hoạ cuộc sống của một con người trong những ngày cuối cùng của cuộc đời với nỗi khổ đau và niềm khát khao cháy bỏng.
D. Tác phẩm thức tỉnh ở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Vĩnh Hiệp
Dung lượng: 39,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)