Kiem tra hoc sinh gioi lich su lop 8

Chia sẻ bởi Vũ Tiến Sơn | Ngày 12/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: kiem tra hoc sinh gioi lich su lop 8 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
HUYỆN YÊN BÌNH NĂM HỌC 2011-2012
MÔN : LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút( không kể thời gian giao đề)
I. Phần lịch sử Việt Nam(14,0 điểm)
Câu 1: ( 2,0điểm)
? Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Câu 2:( 2,0 điểm)
? Vì sao nhà Hán đánh nhiều loại thuế, đặc biệt là thuế muối và thuế sắt?
Câu 3:( 4,0 điểm)
? Tại sao nói kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền năm 938 là rất độc đáo? Câu 4(6 điểm)
? Thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt ở giai đoạn thứ nhất 1075?
Cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo và sáng tạo?
II. Phần lịch sử thế giới( 6,0 điểm)
Câu 1 ( 3,0 điểm)
? Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh Chống chủ nghĩa Tư Bản? Những hình thức đấu tranh đầu tiên của họ là gì? Kết quả như thế nào? Vì sao?
Câu 2 ( 3,0 điểm)
? Nêu sự tiến bộ về kỹ thuật công nghiệp từ TK XVIII đến năm 1870, qua đó trình bày
? Những suy nghĩ của bản thân về sụ nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta hiện nay?







Đáp án
I. Phần lịch sử Việt Nam: ( 14,0 điểm)
Câu 1: Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho chúng ta bài họckinh nghiệm xương máu là đối với kể thù phảI tuyệt đối cảnh giác
Vua phải tin ở trung thần
Vua phải tin dựa vào dân để đánh giặc, bảo vệ đất nước.
Câu2: Nhà Hán đánh nhiều loại thuế đặc biệt là thuế muối và thuế sắt vì:
- Chúng đánh nhiều loại thuế để bóc lột nhân dân ta.
- Đánh thuế muối chúng sẽ bóc lột được nhiều hơn( vì mọi người dan đều phải dùng muối)
- Đánh thuế sắt vì những công cụ sản suất hầu hết đều được làm bằng sắt, vũ khí cũng được làm bằng sắt. Những công cụ và vũ khí này sắc bén hơn những công cụ bằng đồng, năng suất cao hơn, chiến đấu hiệu quả hơn.
Câu 3:
Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là rất độc đáo vì: Trận đánh chỉ được phép diễn ra trong vòng 1 ngày ( dựa vào nhật triều) cho nên phải tính toán rất khoa học, bãi cọc ngầm chỗ nào để khi nhử địchvào thì nước triều lên ( cọc bị dấu kín) khi nước triều rút xuống quân phải đánh quật trở lại, quân phục kích hai bên bờ dồn địch vào bãi cọc, lúc đó cọc nhô ra . , sông chảy siết , thuyền địch lớn không thể lái tránh bãi cọc được , cho tới lúc đó quân địch không tránh khỏi nguy cơ bị tiêu diệt.
Câu 4:
+ Diễn biến: tháng 10-1075, 10 vạn quân chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống
- Quân bộ do các tù trưởng là Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy vượt biên giới đánh vào Ung Châu( Quảng Tây- Trung Quốc)
- Quan thuỷ do Lý Thường Kiệt chỉ huy theo đường biển đổ bộ vào Châu Khâm, Châu Liêm, rồi tiến về Ung Châu. Để cô lập và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Tung Quốc, Lý Thường Kiệt đã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Tiến Sơn
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)