Kiem tra hoc ky II sinh 7

Chia sẻ bởi Trường Thcs Cao Kỳ | Ngày 15/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: kiem tra hoc ky II sinh 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

ĐƠN VỊ : Trường THCS Cao Kỳ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Sinh Học 7
Thời gian làm bài : 45phút
Câu 1(3đ): Nêu đặc điểm chung của lớp chim ? Cho những ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người.
Câu 2(4đ):
a- Những động vật có xương sống nào thường có hại cho mùa màng?
b- Trình bày xu hướng tiến hoá của hệ hô hấp ở động vật có xương sống?
c- Mức độ tiến hoá của người so với thú về cấu tạo các chi được thể hiện như thế nào?
Câu 3(3đ): Trình bày hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của thỏ.


-----------------Hết-----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1(3đ):
Những đặc điểm chung của lớp thú là:
Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
Hàm răng phân hoá thành: răng cửa, răng nanh và răng hàm
Tim 4 ngăn, nửa trái chứa máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Có 2 vòng tuần hoàn
Có hiện tượng thai sinh, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
Là động vật hằng nhiệt
Hô hấp bằng phổi

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ



Câu 2(4đ):
a, Những động vật có xương sống thường có hại cho mùa màng là:
Thuộc bộ gặm nhấm( lớp thú): Chuột đồng, Thỏ
b, Xu hướng tiến hoá của hệ hô hấp ở động vật có xương sống là:
Động vật có xương sống khi chuyển từ dưới nước lên cạn đã chuyển từ kiểu hô hấp bằng mang ( cá) sang kiểu hô hấp bằng da và phổi ( lưỡng cư) và cuối cùng là kiểu hô hấp hoàn toàn bằng phổi ( thú)
c, Cấu tạo các chi của người tiến hoá hơn thú là:
- Chi trước (tay người): Ngón cái ngắn hơn và đối diện hoàn toàn với các ngón còn lại giúp cầm lắm, lao động linh hoạt hơn thú nhiều
- Bàn chân có cấu tao đặc biệt giúp người đứng thẳng hoàn toàn và vững trãi.
1đ






0,5đ

0,5đ


Câu 3 (3đ):
Hệ tuần hoàn (2đ):
Tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ và 2 tâm thất), gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái ( chứa máu đỏ tươi ) và nửa phải ( chứa máu đỏ thẫm ).
Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo cho sự trao đổi chất mạnh ở thỏ.
Hệ tuần hoàn ở thỏ gồm 2 vòng tuần hoàn.
Hệ hô hấp (2đ) :
Hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi.
Phổi lớn gồm nhiều túi phổi (phế nang) và mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng.
Sự thông khí ở phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ
0,5 đ

0,5 đ



NGƯỜI BIÊN SOẠN HIỆU TRƯỞNG
( ký , ghi rõ họ tên ) ( Ký, đóng dấu)

Triệu Văn Thắng Âu Thị Lành

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường Thcs Cao Kỳ
Dung lượng: 35,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)