KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 9 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2010-2011

Chia sẻ bởi Trần Quốc Điểu | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 9 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2010-2011 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2010-2011

MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
(Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề )
Câu 1 (1đ)
Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại câu không có khởi ngữ
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
Câu 2 (1điểm)
Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây :
Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa ! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm . Trước cách mạng tháng Tám , tôi chở lên chở về nhiều họa sĩ như bác Họa sĩ Tô Ngọc Vân này,họa sĩ Hoàng Kiệt này ...
Câu 3 ( 2 điểm)
Viết phần kết bài cho đề tập làm văn sau đây :
Trình bày suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường .
Câu 4 ( 6 điểm)
Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để làm rõ sự cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến chuyển trong không gian lúc chuyển mùa.
           Bỗng nhận ra hương ổi
          Phả vào trong gió se
          Sương chùng chình qua ngõ.
         Hình như thu đã về.

          Sông được lúc dềnh dàng
         Chim bắt đầu vội vã
         Có đám mây mùa hạ
         Vắt nửa mình sang thu.


(Ngữ văn 9,tập 2 NXBGD-2008,trang 70)















SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2010-2011

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
Câu 1 : (1điểm)
Xác định đúng khởi ngữ : 0,5đ
Viết lại thành câu không có khởi ngữ : 0,5 điểm( HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, miễn sao đáp ứng hai yêu cầu: không có khởi ngữ và không làm sai lệch nội dung của câu đã cho)
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ đúng phép lặp từ ngữ (họa sĩ, tôi): 0,5 điểm
Chỉ đúng phép thể ( Ở đây thế cho Sa Pa): 0,5 điểm
Câu 3: (2 điểm)
1/ Yêu cầu:
Kĩ năng: HS biết cách viết phần kết bài. Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi. Câu văn liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
Nội dung: HS có thể có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng cần thể hiện được nội dung cơ bản sau:
Khiêm nhường là một đức tình tốt, cần thiết.
Bản thân phải biết sống khiêm nhường.
2/ Biểu điểm:
Điểm 2: Đáp ứng được những yêu cầu đã nêu trên. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
Điểm 1: Tỏ ra biết viết phần kết bài nhưng trình bàu còn chung chung. Diễn đạt còn vụng.
(Giáo viên có thể chấm điểm lẻ đến 0,25)
Câu 4: (6điểm)
1/ Yêu cầu:
Kĩ năng: Vận dụng tốt phương pháp nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, có cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dung từ và ngữ pháp.
Nội dung: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
Giới thiệu khái quát về tác giả, về bài thơ, đoạn thơ.
Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong hai khổ thơ: Hương ổi, gió se, sương thu, dòng song, cánh chim, đám mây,… những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, đềnh đang, vắt nửa mình… và các biện pháp tu từ để làm rõ sự tinh tế của tác giả.
Những biến chuyển trong không gian lúc chuyển mùa đã được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.
2/ Biểu điểm:
Điểm 5-6: Đảm bảo các yêu cầu trên, bài viết có một đoạn văn hay, có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 3-4: Biết vận dụng phương pháp nghị luận đã học. Hiểu đúng nội dung đoạn thơ, chọn được những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu nhưng phân tích có chỗ còn hạn chế. Bố cục rõ. Mắc không quá 10 lỗi về chính tả, dung từ, ngữ pháp.
Điểm 2: Hiểu được nội dung đoạn thơ nhưng phân tích còn lung túng, thiếu nhiều ý chính, nhiều chỗ diến xuôi. Bố cục chưa rõ, mắc nhiều lỗi về chính tả, dung từ, nhữ pháp.
Điểm 1: Hiểu nội dung nhưng kĩ năng nghị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Điểu
Dung lượng: 43,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)