Kiểm tra học kỳ 1
Chia sẻ bởi Ngô Văn Bình |
Ngày 12/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra học kỳ 1 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲNH LƯU
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1 (2,5 điểm): Đọc đoạn thơ:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(“ Bếp lửa”- Bằng Việt)
a, Trong khổ thơ trên, tác giả Bằng Việt đã sử dụng cách dẫn nào?
b, So sánh sự việc xảy ra ở ba câu đầu với lời bà dặn cháu ở bốn câu sau trong khổ thơ trên, hãy cho biết lời của người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Câu 2: (2,5 điểm)
… Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.”…
(Trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Ngữ văn 9, tập 1)
Từ sự hiểu biết về ý nghĩa câu thơ trên, em hãy nêu suy nghĩ về lòng ơn nghĩa trong cuộc sống.
Câu 3: (5,0 điểm): Suy nghĩ của em về vẻ đẹp tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲNH LƯU
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KỲ 1
Năm học 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Câu 1:
(2,5đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh trả lời ngắn gọn bằng cách gạch đầu dòng.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a, Cách dẫn trực tiếp. (1,25 điểm)
b, Vi phạm phương châm về chất. (1,25 điểm)
1,25
1,25
Câu 2: (2,5đ)
Yêu cầu chung:
-Học sinh phải hiểu được yêu cầu từ một vấn đề trong tác phẩm để trình bày suy nghĩ riêng về một vấn đề trong cuộc sống
-Biết viết văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2.Yêu cầu cụ thể:
-Câu thơ là lời từ chối khéo léo của Vân Tiên khi đã cứu Nguyệt Nga, Kiều nguyệt Nga đòi trả ơn đối với Vân Tiên… -> Thể hiện đạo lý nhân nghĩa, quan niệm của người anh hùng vì nghĩa, làm ơn nhưng không mong muốn được đền ơn, được trả nghĩa… Đó cũng là niềm gửi gắm tâm sự, khát vọng hành đạo cứu đời của Nguyễn Đình Chiểu. (1,0 điểm)
-Trong cuộc sống lòng ơn nghĩa cần được đề cao, quý trọng, con người sống cần biết ơn nghĩa… vì đó là phẩm chất, nhân cách của con người. (0,5 điểm)
-Biểu hiện của lòng ơn nghĩa cũng rất đa dạng, từ những việc làm nhỏ, đến một nghĩa cử đẹp… song không phải giúp đỡ người khác để mong được trả ơn. (0,5 điểm)
-Trong cuộc sống ngày nay, khi mà một lớp trẻ đang sống mà lòng ơn nghĩa ít được chú trọng, hay đang bị mai một… thì câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn có giá trị nhân văn sâu sắc. (0,5 điểm)
* Học sinh có thể tự liên hệ cuộc sống riêng của mình và cách trình bày khác, miễn sao thấy hợp lý để chiết điểm.
1,0
0,5
0,5
0,5
Câu 3:
(5 đ)
Bài làm đạt được các yêu cầu sau:
1. Về kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện.
- Bố cục mạch lạc, hành văn lưu loát, lập luận chặt chẽ.
Về kiến thức:
* Học sinh giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, giá trị của tác phẩm: (0,5 điểm).
* Làm nổi bật được vẻ đẹp của tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh:
* Vẻ đẹp tình cảm cha con nẩy nở, tỏa sáng trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt của chiến tranh. (0,5 điểm).
* Vẻ đẹp của tình cha con thể hiện qua hai nhân vật ông Sáu và bé Thu: (2,0 điểm).
- Tình cảm của một người cha ông Sáu: (1,0 điểm).
QUỲNH LƯU
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1 (2,5 điểm): Đọc đoạn thơ:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(“ Bếp lửa”- Bằng Việt)
a, Trong khổ thơ trên, tác giả Bằng Việt đã sử dụng cách dẫn nào?
b, So sánh sự việc xảy ra ở ba câu đầu với lời bà dặn cháu ở bốn câu sau trong khổ thơ trên, hãy cho biết lời của người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Câu 2: (2,5 điểm)
… Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.”…
(Trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Ngữ văn 9, tập 1)
Từ sự hiểu biết về ý nghĩa câu thơ trên, em hãy nêu suy nghĩ về lòng ơn nghĩa trong cuộc sống.
Câu 3: (5,0 điểm): Suy nghĩ của em về vẻ đẹp tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲNH LƯU
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KỲ 1
Năm học 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Câu 1:
(2,5đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh trả lời ngắn gọn bằng cách gạch đầu dòng.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a, Cách dẫn trực tiếp. (1,25 điểm)
b, Vi phạm phương châm về chất. (1,25 điểm)
1,25
1,25
Câu 2: (2,5đ)
Yêu cầu chung:
-Học sinh phải hiểu được yêu cầu từ một vấn đề trong tác phẩm để trình bày suy nghĩ riêng về một vấn đề trong cuộc sống
-Biết viết văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2.Yêu cầu cụ thể:
-Câu thơ là lời từ chối khéo léo của Vân Tiên khi đã cứu Nguyệt Nga, Kiều nguyệt Nga đòi trả ơn đối với Vân Tiên… -> Thể hiện đạo lý nhân nghĩa, quan niệm của người anh hùng vì nghĩa, làm ơn nhưng không mong muốn được đền ơn, được trả nghĩa… Đó cũng là niềm gửi gắm tâm sự, khát vọng hành đạo cứu đời của Nguyễn Đình Chiểu. (1,0 điểm)
-Trong cuộc sống lòng ơn nghĩa cần được đề cao, quý trọng, con người sống cần biết ơn nghĩa… vì đó là phẩm chất, nhân cách của con người. (0,5 điểm)
-Biểu hiện của lòng ơn nghĩa cũng rất đa dạng, từ những việc làm nhỏ, đến một nghĩa cử đẹp… song không phải giúp đỡ người khác để mong được trả ơn. (0,5 điểm)
-Trong cuộc sống ngày nay, khi mà một lớp trẻ đang sống mà lòng ơn nghĩa ít được chú trọng, hay đang bị mai một… thì câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn có giá trị nhân văn sâu sắc. (0,5 điểm)
* Học sinh có thể tự liên hệ cuộc sống riêng của mình và cách trình bày khác, miễn sao thấy hợp lý để chiết điểm.
1,0
0,5
0,5
0,5
Câu 3:
(5 đ)
Bài làm đạt được các yêu cầu sau:
1. Về kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện.
- Bố cục mạch lạc, hành văn lưu loát, lập luận chặt chẽ.
Về kiến thức:
* Học sinh giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, giá trị của tác phẩm: (0,5 điểm).
* Làm nổi bật được vẻ đẹp của tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh:
* Vẻ đẹp tình cảm cha con nẩy nở, tỏa sáng trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt của chiến tranh. (0,5 điểm).
* Vẻ đẹp của tình cha con thể hiện qua hai nhân vật ông Sáu và bé Thu: (2,0 điểm).
- Tình cảm của một người cha ông Sáu: (1,0 điểm).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Văn Bình
Dung lượng: 66,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)