Kiem tra hoc ki 2 Ly8

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Thắng | Ngày 14/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Kiem tra hoc ki 2 Ly8 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Vật lí/ lớp 8/ học kỳ II / Đề Số 1. (Thời gian làm bài: 45 phút)
I. Phạm vi kiểm tra Kiểm tra học kì 2 lớp 8.
II. Mục tiêu kiểm tra
Đánh giá mức độ đạt được các kiến thức và kĩ năng sau đây:
- Nêu được công suất là gì, công thức tính công suất và đơn vị đo công suất.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn; vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
- Phát biểu được định luật bảo toàn, chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.
- Vận dụng được công thức A = F.s và công thức P = A/t
- Nêu được: các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử; giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách; các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng; nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng.
- Chỉ ra được nhiệt lượng chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Vận dụng được công thức Q = m.c.(to và phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
- Vận dụng được các cách truyền nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

III. Ma trận của đề
Nội dung
Cấp độ nhận thức
Tổng


biết
Thông hiểu
Vận dụng 1
Vận dụng 2


1. Cơ năng (4t)
- Công, c/suất
- Cơ năng
- Bảo toàn cn






1(1đ)
4(1đ)

2(1đ), 3(1đ),


22(6đ)

5c(10đ)
= 33,3%

2. Cấu tạo chất(2t)
5(1đ), 7(1đ)
6(1đ), 8(1đ)


4c(4đ)
= 13,3%

3. Nhiệt năng(10)
- Nhiệt năng
- Truyền nhiệt
- Nhiệt lượng
9(1đ), 10(1đ)
12(1đ), 15(1đ) 16(1đ), 17(1đ) 18(1đ) 20(1đ)

11(1đ),
13(1đ), 14(1đ).

21(4đ)


19(1đ)
13c(16đ)
= 53,4%

Tổng
KQ(10đ) =30%
KQ(7đ)
=27%
KQ(2đ)+TL(4đ)=20%
KQ(1đ)+TL(6đ)= 23%
22c(30đ)
= 100%

 IV. Nội dung đề
Phần I. Hãy chọn phương án đúng.
Câu 1. Trong dao động của con lắc vẽ ở hình 1, khi nào chỉ có một hình thức chuyển hoá năng lượng từ thế năng sang động năng?
A. Khi con lắc chuyển động từ A đến C.
B. Khi con lắc chuyển động từ C đến A.
C. Khi con lắc chuyển động từ A đến B.
D. Khi con lắc chuyển động từ B đến C.

Hình 1

Câu 2. Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60 N từ giếng sâu 6 m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
A. 360 W
 B. 720 W
C. 180 W
D. 12 W

Câu 3. Cần cẩu A nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
A. Công suất của A lớn hơn.
B. Công suất của B lớn hơn.
C. Công suất của A và của B bằng nhau.
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.
Câu 4. Một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Thắng
Dung lượng: 841,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)