Kiểm tra HKII

Chia sẻ bởi Trương Thiên Đăng | Ngày 17/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra HKII thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. MÔN VẬT LÝ 7
Năm Học 2012-2013
A. LÝ THUYẾT
1.Thế nào là vật nhiễm điện? Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào?
2. Có mấy loại điện tích? Các vật nhiễm điện đặt gần nhau tương tác với nhau như thế nào?
3.Hai vật khi cọ xát với nhau sẽ nhiễm điện như thế nào? Thế nào là vật nhiễm điện âm? Vật nhiễm điện dương?
4.Dòng điện là gì? Qui ước chiều dòng điện như thế nào?
5.Nêu khái niệm nguồn điện?
6.Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Cho ví dụ?
7.Ampe kế, vôn kế dùng để làm gì? Đơn vị đo của cường độ dòng điện và hiệu điện thế?
8.Nêu các tác dụng của dòng điện? Dòng điện qua cơ thể người gây nguy hiểm như thế nào?
9. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp?
10.Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song?
B. BÀI TẬP
I. Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Vật nhiễm điện có khả năng:
A. Đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. B. Hút các vật nhẹ khác.
C. Đẩy các vật nhẹ khác. D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.
Câu 2. Có 3 vật a, b, c đã nhiễm điện. Nếu a đẩy b, b đẩy c thì:
A. Vật a và c có điện tích cùng dấu. B. Vật a và c có điện tích trái dấu.
C. Vật a, b, c có điện tích cùng dấu. D. Vật b và c trung hòa.
Câu 3. Sau một thời gian hoạt động cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
B. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
C. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Câu4. Khi cho dòng điện đi qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút:
A. Các vụn nhôm. B. Các vụn sắt.
C. Các vụn đồng. D. Các vụn giấy viết.
Câu 5. Cường độ dòng điện cho biết điều gì?
A. Vật bị nhiễm điện hay không. B. Khả năng tạo ra dòng điện của một nguồn điện.
C. Độ sáng của một bóng đèn. D. Độ mạnh hay yếu của dòng điện trong mạch.
Câu 6. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy. B. Bếp lửa. C. Đèn pin. D. Acquy.
Câu 7. Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào?
A. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0.35A.
B. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1.2A.
C. Dòng điện qua đèn điốt phát quang có cường độ 12mA.
D. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0.8A.
Câu 8. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn có giá trị tương ứng là U1 , U2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U có giá trị là:
A. U = U1 + U2 B. U = U1 . U2 C. U = U1 - U2 D. U = U1 : U2
Câu9 .Có một nguồn điện 6V, một bóng đèn Đ1 có ghi 6V và một bóng đèn Đ2 có ghi 12V. Có thể mắc hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho như thế nào để cả hai bóng đèn đồng thời sáng bình thường?
A. Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho.
B. Không có cách mắc nào.
C. Mắc song song hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho.
D. Mắc nối tiếp đèn Đ1 với nguồn điện thành một đoạn mạch rồi mắc đèn Đ2 song song với đoạn mạch này.
Câu10. Các vật nào sau đây là vật cách điện?
A. Thủy tinh, cao su, gỗ. C. Nước muối, nước chanh.
B. Sắt, đồng, nhôm. D. Vàng, bạc, chì.
Câu 11. Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế đối với cơ thể người là:
A. 10V B. 30V C. 40V D. 20V
Câu12. Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song, thì giữa cường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thiên Đăng
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)