Kiểm tra HKI - Đáp án

Chia sẻ bởi Ngoc Anh | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra HKI - Đáp án thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Chu Văn An KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC
Người ra đề: MÔN : NGỮ VĂN 8
THỜI GIAN : 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM : (3 điểm – Mỗi câu đúng 0,5điểm)
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.

Câu 1: Cách nói nào dưới đây có nội dung giống với chân lý đường đời mà bài thơ “Đi đường”(Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh gợi ra?
Có công mài sắt, có ngày nên kim. c. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. d. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Câu 2: Tại sao có thể nói rằng: Nói cũng là một hành động?
Vì nói cũng phải hoạt động cơ (cơ miệng).
Vì nói cũng tiêu hao năng lượng của cơ thể.
Vì nói là việc làm cụ thể, có mục đích nhất định.
Vì nói cũng gây ra phản ứng ở người tiếp nhận.
Câu 3: Tác dụng của việc tác giả nhắc đến Lưu Cung, Triệu Tiết, Hàm Tử, Toa đô, Bạch Đằng, Ô Mã trong văn bản “Nước Đại Việt ta”của Nguyễn Trãi là gì?
Chứng minh cho sức mạnh chính nghĩa.
Khẳng định những thất bại nhục nhã của kẻ thù
Thể hiện niềm tự hào về sức mạnh, truyền thống dân tộc.
Các phương án trên đều đúng.
Câu 4: Dòng nào dưới đây có câu cảm thán?
Ôi, chị đã đi Hà Nội về rồi! c. Trời ơi, mở cửa ra mau!
Em phải nhanh lên nhé! d. Cả ba câu trên đều là câu cảm thán.
Câu 5: Tại sao “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn lại có sức thuyết phục lớn như vậy?
Vì “Chiếu dời đô” đã nói đúng ý nguyện của nhân dân.
Vì “Chiếu dời đô” sử dụng những lý lẽ chặt chẽ, xác đáng.
Vì “Chiếu dời đô” bộc lộ sự chân thành, sâu sắc của tác giả.
Cả a, b và c đều đúng.
Câu 6: Đây là thái độ không nên có khi tham gia hội thoại :
Vì bất đồng quan điểm nên ngắt lời chuyển chủ đề.
Suy nghĩ về vấn đề người khác đang đề cập tới.
Im lặng lắng nghe người khác trình bày.
Ghi chép cẩn thận ý kiến của người khác để sau đó tranh luận.

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Từ văn bản “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Người ra đề:


Cao Thị Xuân.


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC
MÔN : NGỮ VĂN 8


Phần I: Trắc nghiệm: (3điểm – Mỗi câu đúng 0,5điểm)

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6

a
c
d
a
d
a


Phần II: Tự luận: (7điểm)
*Yêu cầu:
Thể loại : Văn nghị luận.
Nội dung: Khẳng định phương pháp “Học đi đôi với hành” là điều quan trọng và đúng đắn.
Hình thức: Trình bày sạch đẹp. Chữ viết rõ ràng, không lỗi chính tả. Lời văn không có lỗi về dùng từ, lỗi về ngữ pháp.
* Nội dung cụ thể:
a/ Mở bài: (2điểm)
Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập
Khẳng định ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn.
b/ Thân bài: (4điểm- Mỗi ý 1điểm)
Giải thích câu nói: Thế nào là “Học đi đôi với hành”?
Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì?
+ Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.
+ Học kiến thức để rèn giữa phẩm hạnh đạo đức trong các môn khoa học…và ứng dụng trong thực tế cuộc sống.
Tác dụng của việc học và hành:
+ Khẳng định con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn
+ Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập
- Song song với việc thực hiện tốt điều trên, cần phê phán thói học vẹt, học chay, lười học…
c/ Kết bài: (1điểm)
Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng và đúng đắn.

Người ra đáp án:






* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngoc Anh
Dung lượng: 6,42KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)