Kiểm tra HKI
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Tâm |
Ngày 11/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra HKI thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học: 2010 – 2011)
MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài 90 ph
Câu 1: (2 điểm)
Phân tích diễn biến tâm lý, hành động của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố).
Câu 2: (1 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên đất nước Việt nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Xác định câu ghép trong đoạn trích trên. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thi có được không ? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt không ?
Câu 3: (2 điểm)
Chỉ ra và giải thích nghĩa của các trợ từ và thán từ trong những câu sau:
a. Rồi cứ mỗi năm rằm thánh tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười. (Tản Đà, Muốn làm thằng cuội)
b. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết … (Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 4: (5 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về lợi ích của việc trồng cây gây rừng.
(((((
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIÊM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN NGỮ VĂN 8
Câu 1: (2 đ)
Diễn biến tâm lý và hành động của chị Dậu: Học sinh nhắc đến tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai ập đến, chị Dậu phải đối phó để bảo vệ chồng:
- Cố van xin tha thiết, lễ phép (xưng hô: cháu – ông)
- Liều mạng cự lại:
+ Bằng lý lẽ (xưng hô: tôi – ông)
+ đấu lực với chúng (xưng hô: bà – mày)
- Hành động tuy bột phát và về căn bản chưa giải quyết được gì.
- Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Câu 2: (1 đ)
Xác định câu ghép: Câu 1 của đoạn trích. (0.5 đ)
- Có thể tách thành 3 câu đơn.
- Nhưng khi tách thành 3 câu đơn thì mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép. (0.5 đ)
Câu 3: (2 đ)
a/ - Cứ ( trợ từ
- Tác dụng: Nhấn mạnh một việc lập lại nhàm chán. (1 đ)
b/ - Hỡi ơi ( thán từ
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc (1 đ)
Câu 4: (5 đ)
1/ Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm được cách viết một bài văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh.
- Đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Bố cục mạch lạc rõ ràng.
- Văn phong sáng sủa, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
- Nêu khái quát ý nghĩa to lớn của cây xanh đối với đời sống con người.
- Những hiểu biết cơ bản về vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh.
- Phê phán hiện tượng tàn phá cây xanh và khai thác rừng bừa bãi.
- Khẳng định ý nghĩa to lớn của việc trồng cây gây rừng của phong trào Xanh - Sạch - Đẹp.
- Nêu suy nghĩ, cảm tưởng và ý thức trách nhiệm của mình trong việc trồng cây gây rừng.
* Biểu điểm:
- Mở bài (0.5 đ); Kết bài (0.5 đ); Thân bài (4 đ)
- Tuỳ vào cách diễn đạt và trình bày về mặt hình thức của học sinh để cho điểm thích hợp.
(((((
MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài 90 ph
Câu 1: (2 điểm)
Phân tích diễn biến tâm lý, hành động của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố).
Câu 2: (1 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên đất nước Việt nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Xác định câu ghép trong đoạn trích trên. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thi có được không ? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt không ?
Câu 3: (2 điểm)
Chỉ ra và giải thích nghĩa của các trợ từ và thán từ trong những câu sau:
a. Rồi cứ mỗi năm rằm thánh tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười. (Tản Đà, Muốn làm thằng cuội)
b. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết … (Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 4: (5 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về lợi ích của việc trồng cây gây rừng.
(((((
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIÊM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN NGỮ VĂN 8
Câu 1: (2 đ)
Diễn biến tâm lý và hành động của chị Dậu: Học sinh nhắc đến tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai ập đến, chị Dậu phải đối phó để bảo vệ chồng:
- Cố van xin tha thiết, lễ phép (xưng hô: cháu – ông)
- Liều mạng cự lại:
+ Bằng lý lẽ (xưng hô: tôi – ông)
+ đấu lực với chúng (xưng hô: bà – mày)
- Hành động tuy bột phát và về căn bản chưa giải quyết được gì.
- Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Câu 2: (1 đ)
Xác định câu ghép: Câu 1 của đoạn trích. (0.5 đ)
- Có thể tách thành 3 câu đơn.
- Nhưng khi tách thành 3 câu đơn thì mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép. (0.5 đ)
Câu 3: (2 đ)
a/ - Cứ ( trợ từ
- Tác dụng: Nhấn mạnh một việc lập lại nhàm chán. (1 đ)
b/ - Hỡi ơi ( thán từ
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc (1 đ)
Câu 4: (5 đ)
1/ Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm được cách viết một bài văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh.
- Đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Bố cục mạch lạc rõ ràng.
- Văn phong sáng sủa, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
- Nêu khái quát ý nghĩa to lớn của cây xanh đối với đời sống con người.
- Những hiểu biết cơ bản về vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh.
- Phê phán hiện tượng tàn phá cây xanh và khai thác rừng bừa bãi.
- Khẳng định ý nghĩa to lớn của việc trồng cây gây rừng của phong trào Xanh - Sạch - Đẹp.
- Nêu suy nghĩ, cảm tưởng và ý thức trách nhiệm của mình trong việc trồng cây gây rừng.
* Biểu điểm:
- Mở bài (0.5 đ); Kết bài (0.5 đ); Thân bài (4 đ)
- Tuỳ vào cách diễn đạt và trình bày về mặt hình thức của học sinh để cho điểm thích hợp.
(((((
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Tâm
Dung lượng: 28,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)