Kiểm tra HK1.09-10.Sử9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương | Ngày 16/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra HK1.09-10.Sử9 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:







Ma trận đề

Nội dung
Mức độ nhận thức
Tổng


Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng


Chương III
Bài 9

1 câu


1 câu


Chương IV
Quan hệ quốc tế …..
1 câu



1 câu


 Bài 14
Việt Nam sau chiến tranh…


1 câu

1 câu


Tổng
1 câu

1 câu

1 câu

3 câu
10đ





















Câu 1: (3đ)
Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2: (2đ)
Em hãy nêu các xu thế phát triển chính của thế giới ngày nay?
Câu 3: (5đ)
Nền kinh tế, xã hội Việt Nam có những thay đổi gì sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?


Đáp án và biểu điểm

Câu 1: (3đ)
* Nguyên nhân khách quan:
- Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
- Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và những điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

Câu 2: (2đ)
- Xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
- Trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm đang dần dần hình thành.
- Các nước đều ra sưc điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm.
- ở nhiều khu vực, xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.
Xu thế chung là hoà bình, ổn định hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc, trong đó có Việt Nam.
Câu3: (5đ)
Y/ C HS nêu được:
Cuộc khai thác lần thứ 2 ( 1919-1929) của thực dân Pháp tấn công quy mô và toàn diện vào nước ta, làm cho nền kinh tế và xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi căn bản
( 0,5điểm)
* Về kinh tế: ( 2 điểm)
- Quá trình khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến theo hướng TBCN.
- Nền kinh tế tự cung, tự cấp ở nông thôn bị phá vỡ,do đó nền kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển.
-Tuy nhiên do mục đích của Pháp là biến Việt Nam thành thị trường cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hoá, nên tác dụng của phương sản xuất TBCN du nhập vào cũng hạn chế.
- Trên thực tế kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
* Về xã hội: ( 2,5 điểm)
- Cùng với sự chuyển biến kinh tế, xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc
+ Hai giai cấp cũ tiếp tục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương
Dung lượng: 44,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)