Kiểm tra hệ số 2 Vật lí khối 8 - học kì 2 (năm học 2017 - 2018)

Chia sẻ bởi Tất Đạt | Ngày 14/10/2018 | 88

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra hệ số 2 Vật lí khối 8 - học kì 2 (năm học 2017 - 2018) thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – ĐÀ LẠT ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ – HỆ SỐ 2
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU MÔN: Vật lí – Khối lớp 8 –Học kì 2
Năm học 2017 – 2018
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 02 trang
Đề bài gồm 2 phần: Trắc nghiệm và Tự luận.

Phần A: Trắc nghiệm (5.0 điểm) gồm 20 câu – mỗi câu đúng 0.25 điểm.
Câu 1: Đơn vị của công suất là:
A. N.m. B. J. C. N.m/s. D. kg.m/s.
Câu 2: Chọn câu đúng khi nói về cơ năng:
A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
B. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
C. Cơ năng của vật do vật chuyển động mà có gọi là động năng.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C. Lò xo đang lăn trên mặt đất. D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 4: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. B. Hòn bi lăn trên mặt sàn.
C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay.
Câu 5: Nếu lấy mặt đất là mốc thế năng thì trong các vật sau, vật nào không có thế năng?
A. Chiếc bàn đứng yên trên nền nhà. B. Một người đứng yên trên tầng 3 của một tòa nhà.
C.Hòn bi lăn trên tầng 2 của một tòa nhà cao tầng. D. Quả bóng đang bay trên cao.
Câu 6: Một viên bi lăn từ đỉnh của 1 mặt phẳng nghiêng như hình vẽ:
6a. Ở vị trí nào, hòn bi có thế năng lớn nhất? (0.125đ)
A A. Tại A. B. Tại B. C. Tại C. D. Đáp án khác.
B 6b. Ở vị trí nào, hòn bi có động năng lớn nhất? (0.125đ)
A. Tại A. B. Tại B. C. Tại C. D. Đáp án khác.
C
Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động không ngừng. B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D. Chuyển động cành nhanh khi nhiệt độ càng cao.
Câu 8: Các nguyên tử, phân tử có thể nhìn thấy được bằng:
A. Kính lúp. B. Mắt thường. C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hiện đại.
Câu 9: Yếu tố quyết định quá trình khuếch tán diễn ra nhanh hay chậm là:
A. Thể tích. B. Trọng lượng. C. Nhiệt độ. D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 10: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng. B. Nhiệt năng của vật tăng khi nhiệt độ của vật tăng.
C. Khi làm lạnh một vật, nhiệt năng của vật giảm. D. Nhiệt năng của vật luôn không thay đổi.
Câu 11: Trong sự dẫn nhiệt có liên quan đến hai vật, nhiệt lượng được truyền từ vật có:
A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ. B. Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ.
C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ. D. Nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
Câu 12: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.
C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong chuyển động Brao-nơ là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào.
Câu 13: Hai người A và B cùng kéo nước từ một giếng lên. Người A kéo gàu nước nặng gấp đôi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tất Đạt
Dung lượng: 29,31KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)