Kiểm tra giữa kỳ 2 sinh 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Thu | Ngày 15/10/2018 | 103

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra giữa kỳ 2 sinh 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Họ tên: ……………………………
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

Lớp: 7…
 MÔN: Sinh 7


ĐIỂM




 LỜI PHÊ

I . Trắc nghiệm: (3đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1.Trong các câu sau câu nào có nội dung sai:
Thế giới động vật đa dạng và phong phú.
Các thành phần của tế bào động vật và tế bào thực vật đều giống hệt nhau.
Thực vật không có cơ quan di chuyển.
Động vật phải sống nhờ vào chất hữu cơ có sẵn.
2: Điểm giống nhau giữa trùng kiết lị và trùng biến hình là :
Có chân giả B. Có hình thành bào xác
C.Sống tự do ngoài thiên nhiên D. Cả A và B
3: Trong thành phần của vỏ tôm có yếu tố giúp tôm có thể tạo màu phù hợp với màu môi trường là:
A. Chất canxi B.Chất nhờn C. sắc tố D. Chất kitin
4: Đặc đỉêm có ở châu chấu mà không có ở nhện nhà là:
A. Cơ thể chia thành ba phần B. Sống ở nước
C. Sống ở cạn D. Cơ thể phân đốt
5: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh là :
A. Mắt phát triển B. Giác bám phát triển
C. Lông bơi phát triển D. Tất cả các đặc điểm trên
6: Giun đất hô hấp bằng:
A. Phổi B. da. C. Ống khí D. phổi và ống khí
II /Tự luận (7đ)
Câu 1: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với của ếch?(2đ)
Câu 2 : (2đ điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
Câu 3 : Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? (3đ đ)
----------------------------------------------------


ĐÁP ÁN – KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Môn: SINH HỌC. Lớp 7
I . Trắc nghiệm: (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án
B
D
C
A
B
B


II /Tự luận (7đ)
Câu 1: (2Đ)
*Giống nhau:
-Tim có ba ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất). Có 2 vòng tuần hoàn.(0,5đ)
-Máu đi nuôi cơ thể là máu pha. (0,5đ)
* Khác nhau:
- Ở ếch: Không có vách hụt tâm thất : máu pha trộn nhiều. (0,5đ)
- Ở thằn lằn: Tâm thất xuất hiện vách hụt :máu ít pha trộn hơn so với ếch.(0,5đ)
Câu 2: (2điểm)
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
- Da khô có vảy sừng -> ngăn cản sự thoát hơi nước.
- Cổ dài -> phát huy các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng.
- Mắt có mi cử động và tuyến lệ -> bảo vệ mắt, giữ màng mắt không bị khô.
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai -> bảo vệ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Đuôi và thân dài -> động lực chính di chuyển.
- Chân ngắn, yếu, có vuốt sắc -> tham gia di chuyển trên cạn.

Thiếu
mỗi ý
trừ
0,25 đ


Câu 3: (3 điểm)
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
Thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.


- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.


- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.


- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.


- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.


- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Thu
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)