Kiểm tra cuối kỳ 1 .NH: 2015-2016
Chia sẻ bởi Đặng Văn Mười |
Ngày 09/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra cuối kỳ 1 .NH: 2015-2016 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
Lớp : 4D
Họ và tên : ……………………………..
THI HỌC KÌ 1. NH 2015 – 2016
Môn : Đọc hiểu
Thời gian : 35 phút (không kể phát đề)
Ngày thi: 22 /12/2015
ĐIỂM :
LỜI PHÊ:
Học sinh đọc thầm bài khoảng 10 phút sau đó làm bài tập theo yêu cầu.
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi !
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư ?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.
Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi !
Lần nào về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thanh thản như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất nhất cho các câu hỏi 1, 2, 4, 5; các câu còn lại thì viết phần trả lời vào chỗ trống.
Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy bà của Thanh đã già ?
Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào.
Câu 2: Thanh có cảm giác như thế nào mỗi lần về với bà ?.
Có cảm giác bình yên, thanh thản..
Có cảm giác được bà che chở.
Có cảm giác thong thả, bình yên.
Cả A và B đều đúng.
Câu 3: Những chi tiết nào nói lên tình cảm của bà đối với Thanh ?
Câu 4: Dấu hai hai chấm dùng trong bài văn trên có tác dụng gì ?
Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích.
Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời trích dẫn.
Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
Tất cả đều đúng.
Câu 5: Câu “Cháu đã về đấy ư ?” được dùng để làm gì ?
Dùng để hỏi.
Dùng để thay lời chào.
Dùng để thay lời cảm ơn.
Dùng để yêu cầu, đề nghị.
Câu 6: Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong câu: “Lần nào về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thanh thản như thế.”
Câu 7: Tìm từ ghép và từ láy có trong hai câu thơ sau:
“Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng.”
Câu 8: Đặt một câu kể và tìm vị ngữ của câu kể đó.
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN
ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016
Môn : Chính tả + Tập làm văn - Lớp 4D
Thời gian : 50 phút
I. Chính tả: (15 phút)
Giáo viên đọc đề bài và đoạn văn sau cho học sinh viết.
Chiều trên quê hương
Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen
II. Tập làm văn: (35 phút)
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
Lớp : 4D
Họ và tên : ……………………………..
THI HỌC KÌ 1. NH 2015 – 2016
Môn : Đọc hiểu
Thời gian : 35 phút (không kể phát đề)
Ngày thi: 22 /12/2015
ĐIỂM :
LỜI PHÊ:
Học sinh đọc thầm bài khoảng 10 phút sau đó làm bài tập theo yêu cầu.
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi !
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư ?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.
Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi !
Lần nào về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thanh thản như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất nhất cho các câu hỏi 1, 2, 4, 5; các câu còn lại thì viết phần trả lời vào chỗ trống.
Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy bà của Thanh đã già ?
Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào.
Câu 2: Thanh có cảm giác như thế nào mỗi lần về với bà ?.
Có cảm giác bình yên, thanh thản..
Có cảm giác được bà che chở.
Có cảm giác thong thả, bình yên.
Cả A và B đều đúng.
Câu 3: Những chi tiết nào nói lên tình cảm của bà đối với Thanh ?
Câu 4: Dấu hai hai chấm dùng trong bài văn trên có tác dụng gì ?
Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích.
Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời trích dẫn.
Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
Tất cả đều đúng.
Câu 5: Câu “Cháu đã về đấy ư ?” được dùng để làm gì ?
Dùng để hỏi.
Dùng để thay lời chào.
Dùng để thay lời cảm ơn.
Dùng để yêu cầu, đề nghị.
Câu 6: Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong câu: “Lần nào về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thanh thản như thế.”
Câu 7: Tìm từ ghép và từ láy có trong hai câu thơ sau:
“Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng.”
Câu 8: Đặt một câu kể và tìm vị ngữ của câu kể đó.
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN
ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016
Môn : Chính tả + Tập làm văn - Lớp 4D
Thời gian : 50 phút
I. Chính tả: (15 phút)
Giáo viên đọc đề bài và đoạn văn sau cho học sinh viết.
Chiều trên quê hương
Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen
II. Tập làm văn: (35 phút)
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Văn Mười
Dung lượng: 156,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)