Kiem tra chat luong sinh8
Chia sẻ bởi Phạm Thanh Xiêm |
Ngày 15/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Kiem tra chat luong sinh8 thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS VĨNH HOÀ
Năm học 2012 - 2013
---------***---------
Đề kiểm tra học kì I
Môn : Sinh học 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (1,5 điểm)
Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ và từ đó hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?
Câu 2: (2,5 điểm)
Giải thích những đặc điểm tiến hoá của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
Câu 3 (2,5 điểm)
a.Trình bày cấu tạo trong của tim người.
b.Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
Câu 4: (2 điểm)
Mô tả sự trao đổi khí ở phổi và tế bào?
Câu 5 (1,5 điểm) Trình bày các bước tiến hành hô hấp nhân tạo bằng phương pháp ấn lồng ngực ở tư thế đặt nạn nhân nằm ngửa ?
____________________
Đáp án- biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
- Lấy 1 ví dụ về phản xạ
- Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.
0,5
0,5
0,5
2
Những đặc điểm tiến hoá của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân.
- Xương sọ lớn, xương mặt nhỏ
- Lồng ngực nở rộng sang hai bên do hai chi trước được giải phóng.
- Cột sống cong ở 4 chỗ .
- Xương chậu lớn, xương đùi to khoẻ.
- Bàn chân hình vòm , xương gót phát triển.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
Câu 9:
a.Cấu tạo của tim:
*. Cấu tạo ngoài
- Màng tim : bao bọc bên ngoài tim
- Tâm thất lớn là phần đỉnh tim
* Cấu tạo trong
- Tim có 4 ngăn
- Thành cơ tâm thất dày hơn cơ tâm nhĩ.( tâm thất trái có thành cơ dày nhất)
- Giữa tâm nhĩ và tâm thất và giữa tâm thất và động mạch có van giúp máu lưu thông theo một chiều.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
b. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài 0,8 s
pha co tâm nhĩ :0,1 s
pha co tâm thất : 0,3 s
pha dãn chung : 0,4 s ( là thời gian tim nghỉ ngơi hoàn toàn )
Như vậy trong mỗi chu kì co dãn 0,8 s thời gian tim nghỉ là 0,4s – khoảng thời gian này giúp tim có thể phục hồi và làm việc lâu dài
1
4
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
* Sự trao đổi khí ở phổi
+ Nồng độ O2 phế nang > ở mao mạch máu nên O2 từ phế nang khuếch tán vào mao mạch máu.
+ Nồng độ CO2 mao mạch máu > ở phế nang nên CO2 từ mao mạch máu khuếch tán vào phế nang.
* Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu > ở tế bào nên O2 từ máu khuếch tán vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 tế bào > trong máu nên CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.
0,5
0,75
0,75
5
* Phương pháp ấn lồng ngực:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng 1 chiếc gối mềm, đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Cầm nơi 2 cẳng tay( hay cổ tay ) của nạn nhân dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài, sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
- Thực hiện liên tục 12 - 20 lần / phút cho tới khi nạn nhân tự động hô hấp được bình thường.
0,5
0,5
0,5
Năm học 2012 - 2013
---------***---------
Đề kiểm tra học kì I
Môn : Sinh học 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (1,5 điểm)
Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ và từ đó hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?
Câu 2: (2,5 điểm)
Giải thích những đặc điểm tiến hoá của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
Câu 3 (2,5 điểm)
a.Trình bày cấu tạo trong của tim người.
b.Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
Câu 4: (2 điểm)
Mô tả sự trao đổi khí ở phổi và tế bào?
Câu 5 (1,5 điểm) Trình bày các bước tiến hành hô hấp nhân tạo bằng phương pháp ấn lồng ngực ở tư thế đặt nạn nhân nằm ngửa ?
____________________
Đáp án- biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
- Lấy 1 ví dụ về phản xạ
- Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.
0,5
0,5
0,5
2
Những đặc điểm tiến hoá của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân.
- Xương sọ lớn, xương mặt nhỏ
- Lồng ngực nở rộng sang hai bên do hai chi trước được giải phóng.
- Cột sống cong ở 4 chỗ .
- Xương chậu lớn, xương đùi to khoẻ.
- Bàn chân hình vòm , xương gót phát triển.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
Câu 9:
a.Cấu tạo của tim:
*. Cấu tạo ngoài
- Màng tim : bao bọc bên ngoài tim
- Tâm thất lớn là phần đỉnh tim
* Cấu tạo trong
- Tim có 4 ngăn
- Thành cơ tâm thất dày hơn cơ tâm nhĩ.( tâm thất trái có thành cơ dày nhất)
- Giữa tâm nhĩ và tâm thất và giữa tâm thất và động mạch có van giúp máu lưu thông theo một chiều.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
b. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài 0,8 s
pha co tâm nhĩ :0,1 s
pha co tâm thất : 0,3 s
pha dãn chung : 0,4 s ( là thời gian tim nghỉ ngơi hoàn toàn )
Như vậy trong mỗi chu kì co dãn 0,8 s thời gian tim nghỉ là 0,4s – khoảng thời gian này giúp tim có thể phục hồi và làm việc lâu dài
1
4
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
* Sự trao đổi khí ở phổi
+ Nồng độ O2 phế nang > ở mao mạch máu nên O2 từ phế nang khuếch tán vào mao mạch máu.
+ Nồng độ CO2 mao mạch máu > ở phế nang nên CO2 từ mao mạch máu khuếch tán vào phế nang.
* Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu > ở tế bào nên O2 từ máu khuếch tán vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 tế bào > trong máu nên CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.
0,5
0,75
0,75
5
* Phương pháp ấn lồng ngực:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng 1 chiếc gối mềm, đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Cầm nơi 2 cẳng tay( hay cổ tay ) của nạn nhân dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài, sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
- Thực hiện liên tục 12 - 20 lần / phút cho tới khi nạn nhân tự động hô hấp được bình thường.
0,5
0,5
0,5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thanh Xiêm
Dung lượng: 44,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)