KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LỚP 8 HẺ 2012 - CÓ ĐÁP ÁN( HAY)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phuong |
Ngày 11/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LỚP 8 HẺ 2012 - CÓ ĐÁP ÁN( HAY) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HÈ 2012
MÔN: NGỮ VĂN 8
( Thời gian: 60 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: 2đ
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới:
" Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có
mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo
vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của những cô gái đẹp như thơ
mộng..." ( Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng)
a. Đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
b. Sau khi đọc xong đoạn văn , em có cảm xúc gì? ( trả lời ngắn gọn không quá 3 câu.)
Câu 2: 2đ
Nêu cảm nhận của em về câu ca dao sau:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra rãnh cày
Câu 3: 6đ
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau luôn nhớ lời dạy: “ Người không học như ngọc không mài” Em hiểu lời dạy trên như thế nào?
----------Hết----------
ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 8
Câu 1: 2đ a. Đoạn văn sử dụng điệp từ: mùa xuân, có : 0,5đ
Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội dạt dào của tác giả, khắc họa được những vẻ đẹp đặc sắc của mùa xuân Bắc Việt : 0,5đ
Nêu được cảm xúc cơ bản sau: - Cảm nhận được vẻ đẹp và yêu mến tự
hào về mùa xuân Hà Nội- quê hương, đất nước : 1đ
Câu 2: 2đ - Hình thức: trình bày thành đoạn văn hoàn chỉnh : 0,5đ
- Nội dung: + Trình bày được niềm thương cảm với nỗi khổ của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến xưa: 0,5đ
+ Giá trị của biện pháp so sánh, ẩn dụ được người nghệ sĩ dân gian sử dụng để khắc họa hình ảnh người phụ nữ đáng yêu như hạt mưa trong trẻo, mát lành nhưng cuộc đời và thân phận lại bị phụ thuộc, sướng khổ khôn lường: 1đ
Câu 3: 6đ Hình thức: 2đ
- Đúng thể loại NL giải thích kết hợp chứng minh
- Bố cục đầy đủ 3 phần, cân đối
- Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp, lỗi chính tả không quá 5 từ
Nội dung: 4đ
MB: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu vấn đề cần giải thích – CM.(0,5đ)
TB: * Giải thích (1đ)
- Nghĩa đen : + Người không học ?
+ Ngọc không mài ?
- Nghĩa bóng: Lối nói so sánh khẳng định vai trò của học tập trong c. đời mỗi con người.
* Vì sao người không học tập lại bị coi là kém giá trị ?( 1đ)
+ Vì không học tập thì không có tri thức.
+ Người không học hỏi thì trí tuệ ,tình cảm không phát triển, không thể xây dựng đóng góp cho gia đình, xã hội…
+ Người không học cũng như ngọc không mài, không bộc lộ được phẩm chất của mình, vốn là tốt đẹp nhưng cả hai sẽ trở nên kém giá trị.
* Chứng minh ý nghĩa của việc học tập, đặc biệt với học sinh trong thời đại ngày nay.(1đ )
KB: - Sự so sánh của người xưa là chính xác và sáng suốt. Liên hệ bản thân. (0,5đ)
MÔN: NGỮ VĂN 8
( Thời gian: 60 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: 2đ
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới:
" Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có
mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo
vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của những cô gái đẹp như thơ
mộng..." ( Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng)
a. Đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
b. Sau khi đọc xong đoạn văn , em có cảm xúc gì? ( trả lời ngắn gọn không quá 3 câu.)
Câu 2: 2đ
Nêu cảm nhận của em về câu ca dao sau:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra rãnh cày
Câu 3: 6đ
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau luôn nhớ lời dạy: “ Người không học như ngọc không mài” Em hiểu lời dạy trên như thế nào?
----------Hết----------
ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 8
Câu 1: 2đ a. Đoạn văn sử dụng điệp từ: mùa xuân, có : 0,5đ
Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội dạt dào của tác giả, khắc họa được những vẻ đẹp đặc sắc của mùa xuân Bắc Việt : 0,5đ
Nêu được cảm xúc cơ bản sau: - Cảm nhận được vẻ đẹp và yêu mến tự
hào về mùa xuân Hà Nội- quê hương, đất nước : 1đ
Câu 2: 2đ - Hình thức: trình bày thành đoạn văn hoàn chỉnh : 0,5đ
- Nội dung: + Trình bày được niềm thương cảm với nỗi khổ của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến xưa: 0,5đ
+ Giá trị của biện pháp so sánh, ẩn dụ được người nghệ sĩ dân gian sử dụng để khắc họa hình ảnh người phụ nữ đáng yêu như hạt mưa trong trẻo, mát lành nhưng cuộc đời và thân phận lại bị phụ thuộc, sướng khổ khôn lường: 1đ
Câu 3: 6đ Hình thức: 2đ
- Đúng thể loại NL giải thích kết hợp chứng minh
- Bố cục đầy đủ 3 phần, cân đối
- Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp, lỗi chính tả không quá 5 từ
Nội dung: 4đ
MB: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu vấn đề cần giải thích – CM.(0,5đ)
TB: * Giải thích (1đ)
- Nghĩa đen : + Người không học ?
+ Ngọc không mài ?
- Nghĩa bóng: Lối nói so sánh khẳng định vai trò của học tập trong c. đời mỗi con người.
* Vì sao người không học tập lại bị coi là kém giá trị ?( 1đ)
+ Vì không học tập thì không có tri thức.
+ Người không học hỏi thì trí tuệ ,tình cảm không phát triển, không thể xây dựng đóng góp cho gia đình, xã hội…
+ Người không học cũng như ngọc không mài, không bộc lộ được phẩm chất của mình, vốn là tốt đẹp nhưng cả hai sẽ trở nên kém giá trị.
* Chứng minh ý nghĩa của việc học tập, đặc biệt với học sinh trong thời đại ngày nay.(1đ )
KB: - Sự so sánh của người xưa là chính xác và sáng suốt. Liên hệ bản thân. (0,5đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phuong
Dung lượng: 32,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)