Kiem tra 1 tiet ly 7 moi

Chia sẻ bởi Nguyễn Yến | Ngày 17/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: kiem tra 1 tiet ly 7 moi thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Vật lí 7
Thời gian làm bài: 60 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Học sinh chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm.
Câu 1: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào?
Theo nhiều hướng khác nhau.
Theo đường thẳng.
Theo đường cong.
Theo đường gấp khúc.
Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây, tia phản xạ và tia tới trùng nhau?
Tia tới vuông góc với mặt phẳng gương.
Góc tới bằng 0o.
Góc tới bằng 90o.
Câu A, B đúng.
Câu 3: Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp mặt phẳng như thế nào?
Góc tới gấp đôi góc phản xạ.
Góc tới lớn hơn góc phản xạ.
Góc phản xạ lớn hơn góc tới.
Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 4: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu nào sau đây phát biểu đúng?
Hứng được trên màn và lớn bằng vật.
Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
Không hứng được trên màn và lớn hơn vật.
Hứng được trên màn và lớn hơn vật.
Câu 5: cùng một vật đặt trước 3 gương, cách gương một khoảng bằng nhau, gương nào tạo được ảnh ảo lớn nhất?
Gương phẳng.
Gương cầu lồi.
Gương cầu lõm.
Không gương nào.
Câu 6. Một tia sáng tới gương có góc tới là 600 thì góc phản xạ của tia sáng đó bằng:
A. 300 B. 600 C. 1200 D. 650
Câu 7. Một bút chì dài 20cm đặt trước một gương phẳng, ảnh của bút chì đó trong gương có chiều dài là :
A. 10cm  B. 15cm C. 40cm D. 20cm
Câu 8: Để quan sát được ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt người quan sát phải đặt ở:
Đặt sau gương.
Đặt trước gương.
Đặt mắt trước gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.
Tùy vào tính chất ảnh là ảnh ảo hay ảnh thật mà đặt mắt.
Câu 9: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của gương cầu lõm có bán kính 50 cm. AB cách gương 20 cm. Ảnh của AB là:
Ảnh ảo lớn hơn AB.
Ảnh nhỏ hơn AB.
Ảnh thật lớn hơn AB.
Ảnh thật nhỏ hơn AB.
Câu 10: Vì sao trên ô tô, để quan sát được những vật phía sau thì người lái xe thường đặt phía trước mặt một gương cầu lồi?
Vì gương cầu lồi cho ảnh rõ hơn gương phẳng.
Vì ảnh tạo gương cầu lồi nhỏ hơn gương phẳng.
Vì gương cầu lồi cho ảnh cùng chiều với vật nên dễ nhận biết vật.
Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lời lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Câu 11: Trong các vật sau đây vật nào không phải là nguồn sáng?
A. Mặt trời; B. Mặt trăng;
C. Bếp lửa đang cháy; D. Ngọn nến đang cháy.
Câu 12. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật; C. Hứng được trên màn, bằng vật;
B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật; D.Không hứng được trên màn, bằng vật.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Vẽ hình minh họa.
Câu 2: (1,5 điểm)
Một người đứng trước 3 cái gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm) cách gương một khoảng cách bằng nhau. Quan sát ảnh ảo của mình trong 3 gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giống nhau và khác nhau?
Câu 3: (1 điểm)
Mỗi khi làm lễ chào cờ, học sinh đều xếp hàng dọc, theo lớp. Tại sao khi các bạn đã đứng đúng trên một đường thẳng thì người lớp trưởng không nhìn thấy mũi của các bạn phía sau người đứng đầu?
Câu 4: (1,5 điểm)
Cho một vật sáng CD đặt trước một gương phẳng (như hình vẽ).

Hãy vẽ một tia phản sáng với tia tới CI.
Vẽ ảnh C’D’ của CD tạo bởi gương phẳng.
Câu 5. (2,0 điểm) Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, thu được tia phản xạ hợp với mặt gương 1 góc 300.
Vẽ hình biểu diễn đường truyền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Yến
Dung lượng: 78,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)