Kiem tra 1 tiet ki 1 nam 2010

Chia sẻ bởi Thái Thị Liệu | Ngày 15/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: kiem tra 1 tiet ki 1 nam 2010 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Trần Hưng Đạo BÀI KIỂM TRA MÔN SINH
Lớp 7 Thời gian: 45 phút
Họ tên....................... Ngày kiểm tra: 2/11/2010 Ngày trả: 16/11/2010
Điểm
Số Chữ


Lời nhận xét của thầy cô giáo

Đề chẵn:
Câu 1: Nêu cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của giun đũa?
Câu 2: Trình bày vòng đời phát triển của sán lá gan?
Câu 3: Cho các đại diện sau: Trùng lỗ, sứa, giun móc câu, giun đỏ, trùng sốt rét, sán lá máu, giun đũa, rươi, sán dây, hải quỳ.
Hãy sắp xếp các đại diện vào các ngành đã học theo chiều tiến hóa của động vật .
Câu 4: Vì sao khi sinh sản hai con giun đất lại chập phần đầu vào nhau?
Đáp án:
Câu 1: ( 4 đ) HS trả lời đúng mỗi ý được 0,5 đ
- Hình trụ dài khoảng 25cm
- Thuôn 2 đầu.
- Lớp vỏ cuticun bọc ngoài( cơ thể luôn căng tròn.
- Con cái to dài, con đực nhỏ, ngắn, có đuôi uốn cong
- Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển
- Khoang cơ thể chưa chính thức
+ Ống tiêu hóa thẳng, có lỗ hậu môn
+ Các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc
Câu 2: ( 2,5 đ) HS trình bày đầy đủ vòng đời của sán lá gan
- Trứng theo phân ra ngoài, gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán. Nếu trâu bò ăn phải cây có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
Câu 3: ( 2,5 đ) HS xếp các đại diện vào đúng mỗi ngành được 0,5 đ
Ngành ĐVNS: Trùng lỗ, trùng sốt rét
Ngành ruột khoang: Sứa, hải quỳ.
Ngành giun dẹp: sán dây, sán lá máu
Ngành giun tròn: giun đũa, giun móc câu
Ngành giun đốt: Giun đỏ, rươi
Câu 4: (1 đ)
Khi sinh sản hai con giun đất lại chập đầu vào nhau vì: giun đất lưỡng tính, cơ quan sinh dục ở phía trước cơ thể, nhưng khi sinh sản vẫn cần đến sự tham gia của hai cá thế khác nhau vì chúng luôn thực hiện sự thụ tinh chéo.





Trường THCS Trần Hưng Đạo BÀI KIỂM TRA MÔN SINH
Lớp 7 Thời gian: 45 phút
Họ tên....................... Ngày kiểm tra: 2/11/2010 Ngày trả:16/11/2010
Điểm
Số Chữ


Lời nhận xét của thầy cô giáo

Đề lẻ:
Câu 1: Nêu cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của giun đất?
Câu 2: Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa?
Câu 3: Cho các đại diện sau: Trùng lỗ, sứa, giun móc câu, giun đỏ, trùng sốt rét, sán lá máu, giun đũa, rươi, sán dây, hải quỳ.
Hãy sắp xếp các đại diện vào các ngành đã học theo chiều tiến hóa của động vật .
Câu 4: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?
Đáp án:
Câu 1: (4 đ) HS trả lời đúng mỗi ý được 0,5 đ
- Hình trụ thuôn 2 đầu
- Phân nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên)
- Có đai sinh dục, lỗ sinh dục đực, cái.
- Chất nhày→da trơn
- Đối xứng 2 bên, thành cơ phát triển
Khoang cơ thể chính thức, chứa dịch
+ Hệ tiêu hóa phân hóa
+ Hệ tuần hoàn kín
+ Hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch
Câu 2: (2,5 đ) HS trình bày đúng vòng đời phát triển của giun đũa
- Trứng giun theo phân ra ngoài , gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun( qua rau sống quả tươi...) đến ruột non ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi lại về ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy.
Câu 3: ( 2,5 đ) HS xếp các đại diện vào đúng mỗi ngành được 0,5 đ
Ngành ĐVNS: Trùng lỗ, trùng sốt rét
Ngành ruột khoang: Sứa, hải quỳ.
Ngành giun dẹp: sán dây, sán lá máu
Ngành giun tròn: giun đũa, giun móc câu
Ngành giun đốt: Giun đỏ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Thị Liệu
Dung lượng: 37,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)