Kiem tra 1 tiet bai 1

Chia sẻ bởi Tạ Thị Thu Thủy | Ngày 14/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: kiem tra 1 tiet bai 1 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 7) – MÔN: VẬT LÝ 8 – Đề 1

Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vân dụng
Tổng


TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL


1.Chuyển động cơ
(3tiết)
4câu (1đ)

- CĐ cơ học là gì?
-Nêu các dạng CĐCH.
- Nêu t/c tương đối của CĐ.
- Nêu công thức tính vận tốc.

2 câu (1đ)

- Giải thích tính tương đối của CĐ và đứng yên.
- Phân biệt chuyển động đều và chuyển động không đều.


1câu (3đ)

- Vận dụng tính vận tốc trung bình.
50%

(5 đ)

2. Lực cơ
(3 tiết)
4câu (2đ)

- Phát biểu định nghĩa lực.
- Phát biểu định nghĩa hai lực cân bằng.
- Nêu VD về lực ma sát.
- Quán tính của một vật là gì?

2 câu (1đ)

- Ứng dụng của quán tính.
- Ứng dụng của lực ma sát.
1 câu (2đ)

- Biểu diễn lực.


50%

(5đ)

Tổng
30% = 3điểm
40% = 4 điểm
30% = 3 điểm
100%
=10điểm








PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN ĐIỆN BIÊN
Đề số 1
ĐỀ KIỂM TRA TIẾT 7
MÔN VẬT LÍ 8 NĂM HỌC 2010 - 2011
(Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)


Họ và tên: ……………………… Lớp: ……… Điểm: ……..
A. Trắc nghiệm (4điểm)
I. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…” Để được khẳng định đúng.(1,5 điểm)
1. Khi vị trí của một vật (1) …………… theo thời gian so với vật mốc ta nói vật ấy đang chuyển động so với (2)…………….. đó.
2. Các dạng chuyển động thường gặp là (3)…………………………….................
3. Chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối vì một vật có thể là (4)……………………so với vật này nhưng lại là (5) …………………đối với vật khác.
II. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng(2,5điểm).
1. Công thức tính vận tốc là:
A. v =  B. v = s.t C. v =  D. v = 
2. Lực là nguyên nhân làm:
A. Thay đổi vận tốc của vật B. Vật bị biến dạng
C. Thay đổi dạng quỹ đạo chuyển động D. Các tác động A, B, C.
3. Hai lực cân bằng là:
Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.
Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.
Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau,cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.
Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, có chiều ngược nhau.
4. Trong các cách sau đây, cách nào làm giảm lực ma sát.
Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc
Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc
Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
5. Một người ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái, chứng tỏ xe .
A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc
C. Đột ngột rẽ sang trái D. Đột ngột rẽ sang phải.
B. Tự luận (6điểm)
Câu 1: (1điểm). Nói vận tốc của một ô tô là 50 km/h có nghĩa như thế nào.
Câu 2: (2điểm). Biểu diễn lực kéo 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 500N ).
Câu 3: (3điểm). Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 0,15km hết 30giây. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 75m trong 25 giây rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng đường năm ngang, trên cả hai quãng đường.
BÀI LÀM:













ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM (Đề số1)
I.Trắc nghiệm (5đ)
Câu 1 (1,5đ) Mỗi câu điền đúng được 0,5đ
1- (1) Thay đổi ; (2) Vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Thị Thu Thủy
Dung lượng: 69,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)