Kiểm tra 1 tiết

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Thanh Tâm | Ngày 27/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 1 tiết thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Họ và tên giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2018 - 2019
Môn: Văn Lớp: 9 Thời gian: 45’

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức: Những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các bài thơ và các truyện ngắn hiện đại Việt Nam đã học.
2. Kĩ năng: Kĩ năng phân tích thơ và truyện hiện đại; nêu cảm nhận của bản thân về về nhân vật trong tác phẩm. Từ đó, nêu cảm nhận của bản thân về một vấn đề trong đời sống có liên quan đến tác phẩm.
3. Thái độ: Giáo dục những tình cảm mang tính nhân văn: tình cha con, tình đồng chí, lòng yêu lao động, yêu quê hương đất nước...

B/Thiết kế ma trận :
Mức độ

Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Tổng


Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng





Thấp
Cao


Chủ đề 1 :
Thơ hiện đại
(8t)
- Chép đầy đủ khổ thơ.
- Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ.
- Chỉ ra câu thơ thứ 7 trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ.
- Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ.
- Phân tích dòng thơ thứ 7 trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.




Số câu, số điểm
Tỉ lệ
1 ½ C(C1a,
C2a, C3a)

30%
1 ½ C(C1b, C2b,
C3b)

30%


3C


60%

Chủ đề 2:
Truyện ngắn hiện đại
(6t)



 Nêu ý kiến về một nhận xét đối với văn bản.
 Nêu cảm nhận của bản thân về một vấn đề trong đời sống có liên quan đến tác phẩm.


Số câu, số điểm

Tỉ lệ


½ C (C4a)

20%
½ C (C4b)

20%
1 C (C4)

40%

Tổng số câu, số điểm
Tỉ lệ %
1 ½ C

30%
1 ½ C

30%
½ C

20%
½ C

20%
4 C
10đ
100%


Đề 1:
Câu 1: (2,0 đ) Đoạn kết của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 có câu:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.
Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ.
Câu 2: (2,0 đ) Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long.
(“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)
Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép tu từ liệt kê, nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ.
Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.
Câu 3: (2,0 đ)
a. Dòng thơ thứ 7 trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là câu thơ nào?
b. Câu thơ đó có gì đặc biệt?
Câu 4: (3,0 đ)
a. Viết về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: “Giữa cái lặng lẽ của đất trời Sa Pa, có những con người âm thầm cống hiến cho đất nước”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
b. Từ hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy viết một đoạn văn (7 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống đúng đắn của thanh niên hiện nay.

Đáp án:

Câu/ ý
Yêu cầu
Điểm

1

a.

HS chép chính xác 3 câu thơ còn lại trong khổ thơ.
2,0 điểm

1,0


b.
 Ý nghĩa nhan đề bài thơ: thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
1,0

2

a
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Thanh Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)