Kiểm tra 1 tiết

Chia sẻ bởi Nguyễn Khánh | Ngày 11/10/2018 | 120

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 1 tiết thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN – BÀI VIẾT SỐ 1 NV 8
(Thời gian: 90 phút)
GV ra đề: Nguyễn Quốc Khánh
==============================
I. Mục đích:
1. Kiến thức:
Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 8 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Phần kiến thức căn bản về đoạn văn; bài văn tự sự.
2. Kĩ năng và năng lực:
- Đọc - hiểu văn bản.
- Tạo lập văn bản (viết đoạn nghị luận và viết bài văn tự sự).
- Rèn luyện và phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS.
3. Thái độ:
- Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
- Biết trân trọng vẻ đẹp và giá trị của quê hương.
- Nhận thức được vai trò của nhà trường, yêu mến trường lớp, thầy cô, bạn bè.
II. Hình thức: Tự luận.
III. Ma trận.
Mức độ

NLĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

I. Đọc- hiểu
Ngữ liệu: văn bản tự sự.
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
Một văn bản dài khoảng 250 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình.
- Nhận biết các từ ngữ, hình ảnh thể hiện chủ đề.

- Hiểu và xác định đúng cách triển khai đoạn văn, tìm được câu chủ đề.
- Trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề/ chi tiết trong văn bản.



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
1
10%
1
1
10%

3
3
30%

II. Tạo lập văn bản
Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu


Viết 1 đoạn văn NLXH
Kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %


1
2,0
20%
1
5
50%
2
7
70%

Tổng số câu
Số điểm toàn bài
Tỉ lệ % điểm toàn bài
1
1
10%
1
1
10%
2
3
30%
1
5
50%
5
10
100%


Đề bài:
I. Đọc hiểu văn bản:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
… “Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng. Một chất thơ bàng bạc, thấm đẫm trên những trang văn xuôi của nhà thơ Thanh Tịnh. Tập Quê mẹ man mác tình quê hương, tình người. Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng quê miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái. Những trang văn đã làm sống dậy trước mắt người đọc khung cảnh êm đềm, thơ mộng của một làng quê. Làng Mỹ Lý nhỏ bé, nằm kế bên một dòng sông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một biểu trưng nghệ thuật của tình yêu quê hương... Cái tên Mỹ Lý được xuất hiện nhiều lần trong các truyện ngắn khác nhau của nhà văn Thanh Tịnh. Quê hương, tình yêu quê hương như là sự nối dài thành tình yêu đất nước. Đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh, chúng ta cảm nhận rất rõ điều này. Một làng quê nhỏ bé đã là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng những tác phẩm của ông. Ở đó chúng ta gặp gỡ và đồng cảm với tác giả trong mối tình quê hương rung rinh, lai láng trong khung cảnh sông nước ruộng đồng. Dường như tâm hồn ông gần gũi và ưa thích với những vẻ đẹp nhè nhẹ, những nét buồn lặng lặng...” …
(Theo Lưu Khánh Thơ, Thanh Tịnh và những trang viết nặng tình quê mẹ,
Tạp chí sông Hương, Số 141 – tháng 11/2000).
Câu 1: Hình ảnh quê hương nhà văn Thanh Tịnh được tái hiện qua các từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 2: Đoạn văn trên được triển khai theo cách nào? Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên.
Câu 3: HS chọn một trong hai câu hỏi sau:
Theo em, ý nghĩa lớn nhất của quê hương và tình yêu quê hương đối với nhà văn Thanh Tịnh là gì? Vì sao?
Đọc đoạn văn, em thấy mình “gặp gỡ và đồng cảm” với nhà văn Thanh Tịnh điều gì nhất?
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) nêu suy nghĩ của em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Khánh
Dung lượng: 80,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)