Kiều ở lầu Ngưng Bích

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Bảo Trân | Ngày 27/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TUẦN 7 Ngày soạn:
TIẾT 33 Ngày dạy:

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH. (Tiếp theo).
- Nguyễn Du –
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kỹ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3.Thái độ:
- Đồng cảm và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KTDH TÍCH CỰC.
Thảo luận, thuyết trình, bình giảng,vấn đáp, liên hệ thực tế, lên kế hoạch....
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo án, sách tham khảo, sách giáo khoa, ,bảng phụ bút lông,bài viết của học sinh, từ điển Tiếng Việt...
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra vở soạn văn của Học sinh.
3. Bài mới :
*Khám phá.
Ở tiết 1, chúng ta đã tìm hiểu về hoàn cảnh sống cô đơn, tội nghiệp của nàng
Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.Tiết học này, chúng ta tiếp tục đi tìm
hiểu tâm trạng của nàng khi một mình ở chốn xa xôi...
*Kết nối:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

Hoạt động 1:
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết),năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.
Như vậy, không thể phủ nhận cảnh ở lầu NB rất đẹp nhưng Kiều lại không có tâm trạng ngắm cảnh, tâm trạng nàng đang gửi theo gió, theo mây về một nơi xa.
?Nàng nhớ đến những ai trong cảnh ngộ này ?Tâm trạng của Kiều diễn biến ra sao?
(HS thảo luận)

?Để cho nàng nhớ đến KT trước có hợp lý không?Vì sao?
- Điều này có lí ở chỗ:
Trong cơn gia biến, Kiều đã vì chữ hiếu mà hi sinh bản thân, tình yêu của mình để cứu gia đình. Nhưng chữ tình vẫn còn dang dở và nàng mang tâm trạng day dứt, xót xa vì đã phụ tình chàng Kim: Ôi Kim lang, hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Và hơn nữa, việc nhớ người yêu trước phù hợp với tâm lý của tuổi trẻ.







Hoạt động 2
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết),năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.
- Nhìn cảnh vật, Kiều liên tưởng tới bản thân mình ở hiện tại và tương lai.

Thảo luận:
Tìm thủ pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 8 câu thơ?
Chỉ rõ tâm trạng của Kiều được ẩn sau cảnh vật mỗi khi nàng "Buồn trông"?

- Lần thứ nhất: Cánh buồm thấp thoáng
gợi tâm trạng nhớ về quê hương. Đây là một hình ảnh khá quen thuộc trong thơ cổ, gợi nỗi nhớ quê: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn - Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” . (Thơ Thôi Hiệu)
- Lần 2: Bèo dạt hoa trôi
-> Thân phận cô đơn, bé nhỏ, chìm nổi vô định giữa sóng gió cuộc đời. Nàng muốn quay về chốn cũ tìm kiếm sự bình yên. (tâm trạng buồn thương, lo âu, thấp thỏm)
- Lần 3: Toàn màu xanh -> Không thấy đường đi, không thấy người, không còn hi vọng. (Cảm giác vô vọng, không còn thấy đường về)
- Lần 4: Ầm ầm tiếng sóng: Cảm giác sợ hãi, bất an.

GV: Cảnh vật đã thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều: sự cô đơn, thân phận trôi nổi vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ. Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Bảo Trân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)