Ki thuat nuoi ba ba
Chia sẻ bởi Bùi Hoàng Anh |
Ngày 11/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: ki thuat nuoi ba ba thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Kỹ thuật nuôi Ba Ba gai thương phẩm
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Hình 1: Baba gai (Trionyx steinachderi)
1. Một số loài baba thường gặp:
Baba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ baba (Trionychidae). Ở nước ta có nhiều loài, nhưng nuôi phổ biến và hay gặp đó là: - Baba trơn còn gọi là baba hoa (Trionyx sinenis).
- Baba Nam Bộ còn gọi là cù đinh (Trionyx cartilagineus).
- Baba gai (Trionyx steinachderi) được nuôi phổ biến ở Nghệ An. Loài này có đặc điểm: Thân to dài, gai phân bố rải rác ở mai, có một đường gân rõ ở sống lưng, tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và dễ bán.
2. Tập tính sống:
- Baba thở bằng phổi, sống ở dưới nước là chính nhưng vẫn có lúc ở trên cạn.
- Thích sống chui rúc vào hang, hốc, khe đá có lúc chúng lặn sâu 4 -5m dưới đáy sông hồ.
- Nhiệt độ thích hợp cho baba sinh trưởng 25 -32oC, ở nhiệt độ 12oC baba ngừng ăn, dưới 12oC baba ngừng hoạt động tìm nơi trú rét.
- pH thích hợp: 7-7,5
- Baba là loài ăn tạp, khi đói chúng có thể ăn lẫn nhau.
3. Sinh trưởng và dinh dưỡng:
- Baba là loài động vật biến nhiệt, sinh trưởng và phát triển tốt trong các mùa có thời tiết ấm áp. Tuy nhiên vào mùa hè khi nhiệt độ quá cao baba rất dễ chết.
- Sau khi trứng nở ra con, ương 2-3 tháng, baba đạt cỡ 85 -100g/con. Nếu ương tốt baba đạt cỡ 100 -150g/con.
- Sau 1 năm nuôi thương phẩm baba đạt trọng lượng 0,8 -1,2kg/con.
- Thức ăn chủ yếu của baba là động vật như: Cá, tép, cua, ốc, giun đất, côn trùng thủy sinh, phụ phẩm lò mổ...
4. Sinh sản:
- Mùa sinh sản: Bắt đầu từ mùa xuân đến cuối thu.
- Baba là loài thụ tinh trong, đẻ trứng trên cạn, nơi đất xốp.
- Trong tự nhiên baba thường tự làm tổ để đẻ. Thời gian trứng baba nở ra con khoảng từ 70- 80 ngày. Nở được ít phút baba con tự tìm đường bò xuống nước.
- Baba gai cỡ trên 3 tuổi mới đi đẻ, một năm chỉ đẻ 1-2 lần. Mỗi lứa đẻ 10 -11 trứng. Baba cỡ 2 kg mỗi lứa đẻ 10 -15 trứng.
+ Đối với con đực: Cổ và đuôi dài hơn con cái, có thể vươn tới tận cuối mai của nó.
+ Đối với con cái: Tròn và dày mình hơn, đuôi và cổ mập hơn con đực.
II. KỸ THUẬT NUÔI BABA GAI THƯƠNG PHẨM:
1. Điều kiện ao, bể nuôi:
Hình 2: Ao nuôi baba thương phẩm
- Nguồn nước thuận tiện, không ô nhiễm.
- Diện tích + Bể nuôi: 20 -50m2, độ sâu: 1 - 1,5m
+ Ao nuôi: 100 -500m2, độ sâu: 1,5 - 2m
- Hình dạng ao, bể nuôi thường là hình chữ nhật.
- Đáy ao, bể nên có 1/2 diện tích cát mịn sạch có độ dày 15 -20cm.
- Đáy ao, bể nghiêng dần về phía cống thoát. Ở góc ao, bể có lối cho baba bò lên vườn hoặc bãi nghỉ của baba phơi nắng khi cần thiết.
- Cống cấp và cống thoát riêng biệt, có lưới sắt chắn tránh baba chui ra.
- Bãi đẻ được xây gần ao, bể nuôi; và ở xung quanh phải xây tường bảo vệ.
2. Chuẩn bị ao, bể nuôi:
- Hàng năm trước vụ nuôi, ao và bể phải được vệ sinh sạch sẽ, diệt hết mầm bệnh. Đối với các ao, bể nuôi từ năm thứ 2 trở đi việc tẩy dọn phải được tiến hành chu đáo, thay lớp cát cũ bằng lớp cát mới sạch, mịn.
- Bể và ao mới xây cần được rửa nhiều lần. Nếu là bể xi măng nên ngâm với cây chuối hột 10 - 15 ngày trước khi đưa vào nuôi, còn đối với ao nuôi xử lý bằng vôi bột với lượng 10 -15kg/100m2.
- Nước trước khi đưa vào ao nuôi cần phải lọc qua lưới.
3. Thả giống:
Mùa vụ thả baba giống thường bắt đầu từ tháng 2 -3 hàng năm.
a. Chọn baba giống:
Hình 3: Giống baba gai
- Kích cỡ giống: 100 - 150g/con.
- Ngoại hình mập, da bóng, không bị xây xát hoặc bị dị hình, dị tật.
- Khoẻ mạnh, đồng đều, không bị nhiễm bệnh, hoạt động nhanh nhẹn.
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Hình 1: Baba gai (Trionyx steinachderi)
1. Một số loài baba thường gặp:
Baba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ baba (Trionychidae). Ở nước ta có nhiều loài, nhưng nuôi phổ biến và hay gặp đó là: - Baba trơn còn gọi là baba hoa (Trionyx sinenis).
- Baba Nam Bộ còn gọi là cù đinh (Trionyx cartilagineus).
- Baba gai (Trionyx steinachderi) được nuôi phổ biến ở Nghệ An. Loài này có đặc điểm: Thân to dài, gai phân bố rải rác ở mai, có một đường gân rõ ở sống lưng, tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và dễ bán.
2. Tập tính sống:
- Baba thở bằng phổi, sống ở dưới nước là chính nhưng vẫn có lúc ở trên cạn.
- Thích sống chui rúc vào hang, hốc, khe đá có lúc chúng lặn sâu 4 -5m dưới đáy sông hồ.
- Nhiệt độ thích hợp cho baba sinh trưởng 25 -32oC, ở nhiệt độ 12oC baba ngừng ăn, dưới 12oC baba ngừng hoạt động tìm nơi trú rét.
- pH thích hợp: 7-7,5
- Baba là loài ăn tạp, khi đói chúng có thể ăn lẫn nhau.
3. Sinh trưởng và dinh dưỡng:
- Baba là loài động vật biến nhiệt, sinh trưởng và phát triển tốt trong các mùa có thời tiết ấm áp. Tuy nhiên vào mùa hè khi nhiệt độ quá cao baba rất dễ chết.
- Sau khi trứng nở ra con, ương 2-3 tháng, baba đạt cỡ 85 -100g/con. Nếu ương tốt baba đạt cỡ 100 -150g/con.
- Sau 1 năm nuôi thương phẩm baba đạt trọng lượng 0,8 -1,2kg/con.
- Thức ăn chủ yếu của baba là động vật như: Cá, tép, cua, ốc, giun đất, côn trùng thủy sinh, phụ phẩm lò mổ...
4. Sinh sản:
- Mùa sinh sản: Bắt đầu từ mùa xuân đến cuối thu.
- Baba là loài thụ tinh trong, đẻ trứng trên cạn, nơi đất xốp.
- Trong tự nhiên baba thường tự làm tổ để đẻ. Thời gian trứng baba nở ra con khoảng từ 70- 80 ngày. Nở được ít phút baba con tự tìm đường bò xuống nước.
- Baba gai cỡ trên 3 tuổi mới đi đẻ, một năm chỉ đẻ 1-2 lần. Mỗi lứa đẻ 10 -11 trứng. Baba cỡ 2 kg mỗi lứa đẻ 10 -15 trứng.
+ Đối với con đực: Cổ và đuôi dài hơn con cái, có thể vươn tới tận cuối mai của nó.
+ Đối với con cái: Tròn và dày mình hơn, đuôi và cổ mập hơn con đực.
II. KỸ THUẬT NUÔI BABA GAI THƯƠNG PHẨM:
1. Điều kiện ao, bể nuôi:
Hình 2: Ao nuôi baba thương phẩm
- Nguồn nước thuận tiện, không ô nhiễm.
- Diện tích + Bể nuôi: 20 -50m2, độ sâu: 1 - 1,5m
+ Ao nuôi: 100 -500m2, độ sâu: 1,5 - 2m
- Hình dạng ao, bể nuôi thường là hình chữ nhật.
- Đáy ao, bể nên có 1/2 diện tích cát mịn sạch có độ dày 15 -20cm.
- Đáy ao, bể nghiêng dần về phía cống thoát. Ở góc ao, bể có lối cho baba bò lên vườn hoặc bãi nghỉ của baba phơi nắng khi cần thiết.
- Cống cấp và cống thoát riêng biệt, có lưới sắt chắn tránh baba chui ra.
- Bãi đẻ được xây gần ao, bể nuôi; và ở xung quanh phải xây tường bảo vệ.
2. Chuẩn bị ao, bể nuôi:
- Hàng năm trước vụ nuôi, ao và bể phải được vệ sinh sạch sẽ, diệt hết mầm bệnh. Đối với các ao, bể nuôi từ năm thứ 2 trở đi việc tẩy dọn phải được tiến hành chu đáo, thay lớp cát cũ bằng lớp cát mới sạch, mịn.
- Bể và ao mới xây cần được rửa nhiều lần. Nếu là bể xi măng nên ngâm với cây chuối hột 10 - 15 ngày trước khi đưa vào nuôi, còn đối với ao nuôi xử lý bằng vôi bột với lượng 10 -15kg/100m2.
- Nước trước khi đưa vào ao nuôi cần phải lọc qua lưới.
3. Thả giống:
Mùa vụ thả baba giống thường bắt đầu từ tháng 2 -3 hàng năm.
a. Chọn baba giống:
Hình 3: Giống baba gai
- Kích cỡ giống: 100 - 150g/con.
- Ngoại hình mập, da bóng, không bị xây xát hoặc bị dị hình, dị tật.
- Khoẻ mạnh, đồng đều, không bị nhiễm bệnh, hoạt động nhanh nhẹn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Hoàng Anh
Dung lượng: 111,85KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)