Kì thi tuyển sinh thpt môn ngữ văn
Chia sẻ bởi Yeol Park |
Ngày 16/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: kì thi tuyển sinh thpt môn ngữ văn thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
KỲ THI TUYỂN SINH THPT
Môn thi: Ngữ văn.
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm: 01 trang
.............................................
Câu 1: (2,0 điểm)
Phát hiện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
( “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương)
Câu 2: (3,0 điểm)
Bầu ơi, thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Suy nghĩ của em về lời khuyên trong câu ca dao trên?
Câu 3: (5,0 điểm)
“Truyện “ Làng” của nhà văn Kim Lân đã diễn tả một cách chân thực và cảm động tình yêu làng xóm, quê hương, đất nước của người nông dân Việt Nam.”
Em hãy phân tích nhân vật ông Hai để làm sáng tỏ nhận định trên.
..........................Hết..............................
KỲ THI TUYỂN SINH THPT
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Ngữ văn.
Câu 1: (2 điểm)
- Chỉ ra đúng biện pháp tu từ nổi bật là ẩn dụ ở từ “ mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ Bác Hồ. (1 điểm)
- Qua đó ta vừa thấy được sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời), vừa thể hiện được sự tôn kính của nhà thơ Viễn Phương nói riêng và nhân dân ta nói chung đối với Bác. (1 điểm)
Cõu 2: (3 điểm)
1. Yêu cầu
a. Về kỹ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
- Có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
b. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau:
* Giải thích:
- Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống.
- Bầu bí được nhân hoá trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước.
- Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ đồng bào dù mỗi người có khác nhau về tính cách, điều kiện riêng.
* Suy nghĩ về nội dung câu ca dao:
- Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập và ổn định cuộc sống. Người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn.
- Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay: Các phong trào nhân đạo đã được toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.
- Mọi người trong xã hội biết yêu thương, giúp đỡ nhau sẽ kéo gần khoảng cách giữa người giàu, kẻ nghèo để tiến lên xây dựng xã hội công bằng, giàu mạnh, văn minh.
- Phê phán những người sống thiếu tình thương, trách nhiệm, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại.
* Liên hệ, mở rộng:
- Ca dao, tục ngữ có nhiều về tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa người với người.
- Sự giúp đỡ lẫn nhau phải tự nguyện, chân thành không màng danh lợi. Quan tâm giúp đỡ người khác cả về vật chất và tinh thần.
- Không phải chỉ yêu thương giúp đỡ người trong cùng một đất nước mà mỗi người cần xây dựng tình cảm bạn bè quốc tế: Yêu thương giúp đỡ các nước bạn khi họ gặp khó khăn, thiên tai
b. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3: (5,0 điểm)
A. Yêu cầu về hình thức:
Bài viết đảm bảo bố cục mạch lạc, các ý rõ ràng, hệ thống.
Vận dụng linh hoạt và hợp lý các phép lập luận
Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học
Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, có sự liên tưởng, mở rộng tới
Môn thi: Ngữ văn.
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm: 01 trang
.............................................
Câu 1: (2,0 điểm)
Phát hiện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
( “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương)
Câu 2: (3,0 điểm)
Bầu ơi, thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Suy nghĩ của em về lời khuyên trong câu ca dao trên?
Câu 3: (5,0 điểm)
“Truyện “ Làng” của nhà văn Kim Lân đã diễn tả một cách chân thực và cảm động tình yêu làng xóm, quê hương, đất nước của người nông dân Việt Nam.”
Em hãy phân tích nhân vật ông Hai để làm sáng tỏ nhận định trên.
..........................Hết..............................
KỲ THI TUYỂN SINH THPT
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Ngữ văn.
Câu 1: (2 điểm)
- Chỉ ra đúng biện pháp tu từ nổi bật là ẩn dụ ở từ “ mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ Bác Hồ. (1 điểm)
- Qua đó ta vừa thấy được sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời), vừa thể hiện được sự tôn kính của nhà thơ Viễn Phương nói riêng và nhân dân ta nói chung đối với Bác. (1 điểm)
Cõu 2: (3 điểm)
1. Yêu cầu
a. Về kỹ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
- Có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
b. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau:
* Giải thích:
- Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống.
- Bầu bí được nhân hoá trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước.
- Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ đồng bào dù mỗi người có khác nhau về tính cách, điều kiện riêng.
* Suy nghĩ về nội dung câu ca dao:
- Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập và ổn định cuộc sống. Người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn.
- Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay: Các phong trào nhân đạo đã được toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.
- Mọi người trong xã hội biết yêu thương, giúp đỡ nhau sẽ kéo gần khoảng cách giữa người giàu, kẻ nghèo để tiến lên xây dựng xã hội công bằng, giàu mạnh, văn minh.
- Phê phán những người sống thiếu tình thương, trách nhiệm, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại.
* Liên hệ, mở rộng:
- Ca dao, tục ngữ có nhiều về tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa người với người.
- Sự giúp đỡ lẫn nhau phải tự nguyện, chân thành không màng danh lợi. Quan tâm giúp đỡ người khác cả về vật chất và tinh thần.
- Không phải chỉ yêu thương giúp đỡ người trong cùng một đất nước mà mỗi người cần xây dựng tình cảm bạn bè quốc tế: Yêu thương giúp đỡ các nước bạn khi họ gặp khó khăn, thiên tai
b. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3: (5,0 điểm)
A. Yêu cầu về hình thức:
Bài viết đảm bảo bố cục mạch lạc, các ý rõ ràng, hệ thống.
Vận dụng linh hoạt và hợp lý các phép lập luận
Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học
Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, có sự liên tưởng, mở rộng tới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Yeol Park
Dung lượng: 46,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)