KHOANH TRON- DIEN KHUYET-DUNG SAI- TU LUAN VAT LY 7.doc

Chia sẻ bởi Nguyễn Như Đại | Ngày 17/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: KHOANH TRON- DIEN KHUYET-DUNG SAI- TU LUAN VAT LY 7.doc thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

1. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng …………………… các vật khác.
a) đẩy c) không đẩy, không hút
b) hút d) vừa đẩy, vừa hút

2. Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt bị nhiễm điện?
a) Đập nhẹ nhiều lần xuống mặt một quyển vở. c) Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa.
b) Aùp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm. d) Cọ xát mạnh thước nhựa bằng một miếng vải khô.

3. Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm nhiễm điện cho vật nào dưới đây?
a) Một ống bằng gỗ. c) Một ống bằng giấy.
b) Một ống bằng thép. d) Một ống bằng nhựa.

4. Cách nào sau đây làm cho lược nhựa bị nhiễm điện?
a) Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra lau khô nhẹ nhàng. c) Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa trên áo len.
b) Aùp sát lược nhựa một lúc lâu vào cực dương của cục pin. d) Phơi lược nhựa ngoài trời nắng.

5. Cánh quạt sử dụng lâu ngày dính bụi vì:
a) Cánh quạt được phủ một lớp sơn dính. c) Cánh quạt bị nhiễm điện khi cọ xát với không khí.
b) Cánh quạt va chạm mạnh với các hạt bụi. d) Cuộn dây quấn quanh lõi sắt bên trong quạt là nam châm điện.

6. Chỉ ra câu nói sai:
a) Thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa có khả năng hút được quả cầu bấc. c) Mảnh phim nhựa cọ xát với vải khô hút được các vụn nilon.
b) Thanh nhựa cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vụn giấy. d) Thanh nhôm cọ xát vào vải khô có khả năng hút được tia nước.

7. Quả cầu bấc bị thước nhựa đẩy. Kết luận nào sau đây là đúng?
a) Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện khác loại. c) Cả 2 đều không nhiễm điện.
b) Chỉ có thước nhựa bị nhiễm điện. d) Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện cùng loại.

8. Thanh nhựa và thanh thuỷ tinh hút nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
a) Thanh nhựa nhiễm điện dương, thanh thuỷ tinh nhiễm điện âm. c) Thanh nhựa và thanh thuỷ tinh nhiễm điện khác loại.
b) Thanh nhựa nhiễm điện âm, thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương. d) Cả 3 câu trên đều đúng.

9. Hai quả cầu bằng nhựa có cùng kích thước và nhiễm điện cùng loại. Giữa chúng có lực tác dụng như thế nào?
a) Hút nhau. c) Không có lực tác dụng.
b) Đẩy nhau. d) Lúc đầu hút, sau đó đẩy.

10. Hai quả bóng được treo bằng 2 sợi chỉ. Cọ xát mỗi quả bóng và đưa lại gần nhau thì thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
a) Một quả nhiễm điện, quả kia không. c) Hai quả bóng nhiễm điện khác loại.
b) Hai quả bóng nhiễm điện cùng loại. d) Hai quả bóng đều không nhiễm điện.

11. Quả bóng A và quả bóng B đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
a) 2 quả bóng nhiễm điện khác loại. c) 2 quả bóng nhiễm điện cùng loại.
b) Một trong 2 quả bóng bị nhiễm điện. d) Không xác định được.

12. Những ngày hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra vì:
a) Các sợi tóc bị nhiễm điện. c) Có sự trao đổi electron.
b) Lược nhựa bị nhiễm điện. d) Có sự trao đổi các điện tích.

13. Vật nhiễm điện có khả năng nào sau đây?
a) Hút các vật khác. c) Phóng tia lửa điện.
b) Làm sáng đèn bút thử điện. d) Cả 3 khả năng trên.

14. Chọn câu nói sai:
a) Vật nhận thêm điện tích (+) sẽ nhiễm điện dương. c) Vật không nhiễm điện khi số điện tích (+) bằng số điện tích (-).
b) Vật nhận thêm điện tích (-) sẽ nhiễm điện âm. d) Nguyên tử trung hoà điện khi số điện tích (+) ở hạt nhân bằng số electron.

15. Vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra. Tại sao ta biết cả lược và tóc đều bị nhiễm điện (khác loại)?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Như Đại
Dung lượng: 79,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)