Khinh nghiệm GDKNS qua môn KC
Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Phú |
Ngày 09/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Khinh nghiệm GDKNS qua môn KC thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN
Đặt vấn đề:
Chuyện kể nhất là những câu chuyện hay rất dễ lôi cuốn tất cả chúng ta và tác dụng của nó là đã làm cho chúng ta thoải mái, thư giãn sau một thời gian học tập, làm việc đầy mệt nhọc. Nhớ lại trước đây, tất cả chúng ta ai cũng đã từng nhiều lần vòi bố mẹ, ông bà thường xuyên kể cho nghe những câu chuyện đời xưa, những câu chuyện cổ tích hằng đêm để rồi cái hương vị của nó như ngấm vào chúng ta cho đến bây giờ. Và hiện nay, trong các lần sinh hoạt chuyên môn hay sinh hoạt chính trị, khi giữa buổi, ai cũng thấy mỏi mệt, khó tập trung nhưng nếu người báo cáo, người thuyết trình biết xen vào một câu chuyện vui lí thú thì cả hội trường gần như nín lặng, tỉnh táo và hết sức tập trung theo dõi. Hơn thế nữa, những câu chuyện hay mang tính giáo dục, triết lí ngắn gọn sẽ đọng lại trong người nghe cái ý nghĩa giáo dục như rèn cách làm người, rèn các kĩ năng sống rất nhẹ nhàng mà sâu lắng. Điều này đối với các em học sinh Tiểu học tác dụng lại càng nhiều và lâu dài hơn vì các em với lứa tuổi thơ ngây hồn nhiên, mẫn cảm ; rất dễ hay bắt chước làm theo các hành động, việc làm của các nhân vật chính có nhiều phẩm chất đáng quý thường làm việc nghĩa, đem lại sự công bằng cho những người bất hạnh hay đánh đổ cái ác, cái dữ….để giúp người hiền, người ngay thì tác dụng của những câu chuyện đúng lúc, đúng tình huống khi đưa ra lại càng to lớn hơn rất nhiều.
Giải quyết vấn đề:
Cơ sở tâm lí học:
Học sinh tiểu học với lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, các em rất dễ tưởng tượng và tin theo các nhân vật trong các câu chuyện kể. Đặc biệt các em rất thích nghe kể chuyện nhất là các câu chuyện cổ tích hay, giáo dục cách làm người; các câu chuyện lịch sử về các danh nhân, các nhân vật lịch sử anh hùng của dân tộc và nữa các câu chuyện có thực đang diễn ra trong đời sống thường ngày nói về các người tốt, các nhân vật điển hình,… Tất cả những câu chuyện đó luôn làm cho các em thích thú theo dõi say mê và để lại trong các em những tác dụng hết sức tốt đẹp, rất có lợi về cách làm người, về rèn các kỹ năng sống bổ ích cho các em học tập.
Cơ sở thực tế:
Ở tiểu học, hầu như tất cả các em đều mong chờ được nghe kể chuyện và do đó các tiết kể chuyện luôn được các em chờ đợi, đón nhận chăm chú theo dõi như nuốt lấy từng lời của các thầy cô và say sưa dõi theo các tình tiết, chi tiết của câu chuyện. Các em sẽ vui buồn theo sự buồn vui của nhân vật chính và những cảm xúc này của các em sẽ biểu hiện rất rõ qua cử chỉ, qua sự thể hiện trên khuôn mặt của các em. Có nhiều em còn mỉm cười hoặc bật khóc thật sự trước những may mắn, rủi ro của nhân vật các em yêu. Thế nên, sự lắng đọng hay tác dụng giáo dục của các câu chuyện kể đối với các em về nhiều khía cạnh để giáo dục cái tốt, cái hay rất là to lớn.
Hiện nay, trong chương trình tiểu học, hàng tuần các em chỉ được học kể chuyện một lần chính khóa và đa số các thầy, các cô chưa thật sự đầu tư cho phân môn kể chuyện. Trong thực tế, để giảng dạy tốt bộ môn này, người giáo viên cần có một sự chuẩn bị đúng mức, hiểu và nắm kỹ nội dung, diễn biến các sự việc trong câu chuyện. Ngoài ra, người giáo viên còn phải có một ”sự nhập vai” như một diễn viên thể hiện đúng từng tính cách của các nhân vật qua cử chỉ, lời thoại,… Có làm được như vậy thì câu chuyện mới gây sự tò mò và thích thú ở các em.
Việc giúp các em tự thể hiện đúng các nhân vật trong câu chuyện cũng như kể lại câu chuyện cũng là một bước hết sức quan trọng và cần thiết để khắc sâu thêm những gì mà các em đã thẩm thấu, sau khi được nghe thầy cô kể. Trong những lúc này, nhiều em đã có sự sáng tạo bất ngờ qua trí tưởng tượng ngây thơ của mình.Những khi đó, các thầy, cô cần có sự ngợi khen đúng mức và động viên kịp thời để khích lệ và làm gương cho những em khác noi theo học tập.
Ngoài giờ kể chuyện chính khóa hàng tuần, người giáo viên cũng cần phải biết tích lũy nhiều câu chuyện vui, chuyện ngụ ngôn, chuyện cổ tích có dung lượng ngắn, phù hợp với thời gian và chuẩn kiến thức kỹ năng cần giáo dục mà thể hiện đúng lúc kịp thời vào những khi
Đặt vấn đề:
Chuyện kể nhất là những câu chuyện hay rất dễ lôi cuốn tất cả chúng ta và tác dụng của nó là đã làm cho chúng ta thoải mái, thư giãn sau một thời gian học tập, làm việc đầy mệt nhọc. Nhớ lại trước đây, tất cả chúng ta ai cũng đã từng nhiều lần vòi bố mẹ, ông bà thường xuyên kể cho nghe những câu chuyện đời xưa, những câu chuyện cổ tích hằng đêm để rồi cái hương vị của nó như ngấm vào chúng ta cho đến bây giờ. Và hiện nay, trong các lần sinh hoạt chuyên môn hay sinh hoạt chính trị, khi giữa buổi, ai cũng thấy mỏi mệt, khó tập trung nhưng nếu người báo cáo, người thuyết trình biết xen vào một câu chuyện vui lí thú thì cả hội trường gần như nín lặng, tỉnh táo và hết sức tập trung theo dõi. Hơn thế nữa, những câu chuyện hay mang tính giáo dục, triết lí ngắn gọn sẽ đọng lại trong người nghe cái ý nghĩa giáo dục như rèn cách làm người, rèn các kĩ năng sống rất nhẹ nhàng mà sâu lắng. Điều này đối với các em học sinh Tiểu học tác dụng lại càng nhiều và lâu dài hơn vì các em với lứa tuổi thơ ngây hồn nhiên, mẫn cảm ; rất dễ hay bắt chước làm theo các hành động, việc làm của các nhân vật chính có nhiều phẩm chất đáng quý thường làm việc nghĩa, đem lại sự công bằng cho những người bất hạnh hay đánh đổ cái ác, cái dữ….để giúp người hiền, người ngay thì tác dụng của những câu chuyện đúng lúc, đúng tình huống khi đưa ra lại càng to lớn hơn rất nhiều.
Giải quyết vấn đề:
Cơ sở tâm lí học:
Học sinh tiểu học với lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, các em rất dễ tưởng tượng và tin theo các nhân vật trong các câu chuyện kể. Đặc biệt các em rất thích nghe kể chuyện nhất là các câu chuyện cổ tích hay, giáo dục cách làm người; các câu chuyện lịch sử về các danh nhân, các nhân vật lịch sử anh hùng của dân tộc và nữa các câu chuyện có thực đang diễn ra trong đời sống thường ngày nói về các người tốt, các nhân vật điển hình,… Tất cả những câu chuyện đó luôn làm cho các em thích thú theo dõi say mê và để lại trong các em những tác dụng hết sức tốt đẹp, rất có lợi về cách làm người, về rèn các kỹ năng sống bổ ích cho các em học tập.
Cơ sở thực tế:
Ở tiểu học, hầu như tất cả các em đều mong chờ được nghe kể chuyện và do đó các tiết kể chuyện luôn được các em chờ đợi, đón nhận chăm chú theo dõi như nuốt lấy từng lời của các thầy cô và say sưa dõi theo các tình tiết, chi tiết của câu chuyện. Các em sẽ vui buồn theo sự buồn vui của nhân vật chính và những cảm xúc này của các em sẽ biểu hiện rất rõ qua cử chỉ, qua sự thể hiện trên khuôn mặt của các em. Có nhiều em còn mỉm cười hoặc bật khóc thật sự trước những may mắn, rủi ro của nhân vật các em yêu. Thế nên, sự lắng đọng hay tác dụng giáo dục của các câu chuyện kể đối với các em về nhiều khía cạnh để giáo dục cái tốt, cái hay rất là to lớn.
Hiện nay, trong chương trình tiểu học, hàng tuần các em chỉ được học kể chuyện một lần chính khóa và đa số các thầy, các cô chưa thật sự đầu tư cho phân môn kể chuyện. Trong thực tế, để giảng dạy tốt bộ môn này, người giáo viên cần có một sự chuẩn bị đúng mức, hiểu và nắm kỹ nội dung, diễn biến các sự việc trong câu chuyện. Ngoài ra, người giáo viên còn phải có một ”sự nhập vai” như một diễn viên thể hiện đúng từng tính cách của các nhân vật qua cử chỉ, lời thoại,… Có làm được như vậy thì câu chuyện mới gây sự tò mò và thích thú ở các em.
Việc giúp các em tự thể hiện đúng các nhân vật trong câu chuyện cũng như kể lại câu chuyện cũng là một bước hết sức quan trọng và cần thiết để khắc sâu thêm những gì mà các em đã thẩm thấu, sau khi được nghe thầy cô kể. Trong những lúc này, nhiều em đã có sự sáng tạo bất ngờ qua trí tưởng tượng ngây thơ của mình.Những khi đó, các thầy, cô cần có sự ngợi khen đúng mức và động viên kịp thời để khích lệ và làm gương cho những em khác noi theo học tập.
Ngoài giờ kể chuyện chính khóa hàng tuần, người giáo viên cũng cần phải biết tích lũy nhiều câu chuyện vui, chuyện ngụ ngôn, chuyện cổ tích có dung lượng ngắn, phù hợp với thời gian và chuẩn kiến thức kỹ năng cần giáo dục mà thể hiện đúng lúc kịp thời vào những khi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Phú
Dung lượng: 143,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)