KHẢO SÁT VĂN 9

Chia sẻ bởi Doãn Đức Hải | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: KHẢO SÁT VĂN 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ BÀI Câu 1
Cảm nhận của em về ba câu thơ cuối trong bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.” (Ngữ văn 9 - Tập 1)
Câu 2 : Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong văn học cổ qua hai văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và các đoạn trích văn bản “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 1. Yêu cầu:a. Nội dung: Cần đảm bảo được một số ý cơ bản sau:
- Ba câu thơ cuối của bài thơ “Đồng chí” chính là biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính. Trong đó có ba hình ảnh gắn kết với nhau đó là: người lính, khẩu súng, vầng trăng.
- Câu thơ: “Đầu sung trăng treo” mang ý nghĩa biểu tượng, liên tưởng. Súng và vầng trăng là gần và xa; thực tại và mơ mộng; chất chiến đấu- chất trữ tình; chiến sĩ- thi sĩ. Tất cả những điều đó bổ sung hài hòa với nhau trong cuộc đời của người lính cách mạng- xa hơn nữa là biểu tượng của thơ ca kháng chiến- nền thơ kết hợp hiện thực và lãng mạn.
- Hình ảnh tả thực, liên tưởng độc đáo lãng mạn.
- Tình đồng chí đã giúp họ vượt lên tất cả khắc nghiệt thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Ba câu thơ cuối chính là kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ và là một bức tranh đặc sắc.
b. Hình thức: - Học sinh cần viết được một bài văn cảm thụ ngắn.
- Thể hiện sự cảm thụ sâu sắc về ba câu thơ.
Câu 2 Yêu cầu: 1. Nội dung: Cần nổi bật rõ trong bài viết hình ảnh người phụ nữ trong văn học cổ ở trên hai phương diện đó là vẻ đẹp và số phận bi kịch.
Những nội dung chính cần đạt được:Học sinh cần phân tích nổi bật hai luận điểm sau:
Luận điểm 1: Số phận bi kịch của người phụ nữ.
Luận điểm 2: Vẻ đẹp của người phụ nữ.

- Nhân vật Vũ Nương: đau khổ, bất hạnh, oan khuất, tài hoa bạc mệnh, hồng nhan đa truân: không được sum họp vợ chồng hạnh phúc, một mình nuôi già dạy trẻ, bị chồng nghi oan, phải tìm đến cái chết (phân tích- dẫn chứng).
- Chung thủy sắt son, hiếu thảo (phân tích- dẫn chứng).

- Nhân vật Thúy Kiều: Bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ, phải bán mình chuộc cha, bị coi là một món hàng, bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích trong hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp, đối diện với một tương lai lênh đênh vô định (phân tích- dẫn chứng ).
- Tài sắc vẹn toàn - một tuyệt thế giai nhân, hiếu thảo, vị tha nhân hậu, bao dung, khao khát tự do công lý và chính nghĩa
( phân tích- dẫn chứng).

*Lưu ý: học sinh có thể phân tích theo lần lượt từng luận điểm hoặc phân tích theo từng nhân vật: Ví dụ phân tích nhân vật Vũ Nương rồi phân tích nhân vật Thúy Kiều song ở mỗi nhân vật đều phải nổi bật rõ hai vấn đề là: vẻ đẹp và số phận bi kịch.
2. Hình thức:Biết làm thành thạo một bài văn nghị luận văn học, biết vận dụng những kĩ năng về tập làm văn: kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, biết dựng đoạn văn, chuyển ý, diễn đạt tốt.
Bài thi của học sinh giỏi rất cần có tính sáng tạo. Phần sáng tạo, sự thông minh trong cách lập luận, trong cách khẳng định vấn đề cần được đánh giá thích đáng cùng với sự châm chước những khuyết điểm có thể có ở phần khác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Doãn Đức Hải
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)