Khám phá Khoa học (3 tuổi).

Chia sẻ bởi Hô Thi Yen Ly | Ngày 05/10/2018 | 301

Chia sẻ tài liệu: Khám phá Khoa học (3 tuổi). thuộc Khám phá khoa học

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CHỢ LÁCH
TRƯỜNG MẦM NON HÒA NGHĨA

LĨNH VỰC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĂN UỐNGTRONG GIA ĐÌNH

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN
LỚP: MẦM
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết gọi tên và công dụng của một số đồ dùng ăn uống trong gia đình như: chén, tô, dĩa, bình, ly.
- Trẻ phân biệt được đồ dùng ăn uống theo yêu cầu của cô.
- Giáo dục trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ dùng trong ăn uống sạch sẽ, hợp vệ sinh.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh một số đồ dùng để ăn như: chén, tô, dĩa, muỗng, đũa, nĩa, vá canh và một số đồ dùng để uống như: bình, ly, tách trà, ca, bình thủy.
- Một số đồ dùng thật như: chén sứ, muỗng inox, ca nhựa, dĩa.
- Lô tô một số đồ dùng để ăn uống.
- Một cái túi.
- Màn hình trình chiếu.
- Lồng ghép: Âm nhạc, trò chơi, câu đố.
1. Hoạt động 1: “Đồ dùng ở đâu?”
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “chú bé tí hon” và tiến về màn hình trình chiếu.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kì diệu”
+ Cô cho trẻ sờ và nói tên của đồ dùng.
+ Các con có biết những đồ dùng đó dùng để làm gì không?
- Cô và các con cùng khám phá các đồ dùng này như thế nào nha!
2. Hoạt động 2: “Bé cùng khám phá”
* Chén:
- Cô đọc câu đố:
+ Cô cho trẻ xem hình ảnh và nêu tên gọi. Cái chén được làm từ nhiều chất liệu dùng để đựng cơm, đựng thịt và các thức ăn khác.
* Dĩa:
+ Cô cho trẻ xem hình ảnh và nêu tên gọi, chất liệu, công dụng của cái dĩa.Dĩa cũng được làm từ nhiều chất liệu như: dĩa sứ, dĩa nhựa, dĩa inox dùng để đựng cơm, rau cải và các thức ăn khác.
* So sánh:
* Tô:
+ Cô cho trẻ xem hình ảnh và gọi tên. Tô cũng được làm từ nhiều chất liệu như: sứ, inox, nhựa, dùng để đựng canh và các thức ăn khác.
* So sánh:
- Ngoài những đồ dùng kể trên, con còn biết đồ dùng nào dùng để ăn nữa

* Bình nước:
-+ Trẻ xem hình ảnh và gọi tên, nêu chất liệu và công dụng của bình nước.
+ Bình nước được làm từ nhiều chất liệu: bình sứ, inox, bình nhựa, bình dùng để đựng nước uống.
* Ly:
+ Trẻ xem hình ảnh và gọi tên, nêu chất liệu, công dụng của ly.
+ Ly thường được làm từ thủy tinh, nhựa, ly dùng để uống nước hàng ngày.
* So sánh:
+ Giống nhau: Ly và bình đều là đồ dùng để uống trong gia đình.
+ Khác nhau: Bình tròn, có nắp, có vòi và có quai cầm, bình dùng để đựng nước. Ly cao, miệng tròn, dùng để đựng nước và có thể dùng để uống nước.
- Các con hãy kể những đồ dùng để uống khác mà các con biết?)
- - Giáo dục trẻ:
3. Hoạt động 3: “ Bé nhanh trí”
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Con sinh ra” và về vị trí 3 tổ.
- Cô cho trẻ tìm đồ dùng theo yêu cầu của cô:
+ Tìm đồ dùng để ăn.
+ Tìm đồ dùng để uống.
- Cô gọi trẻ đứng lên nhận xét.( Nói tên đồ dùng, chất liệu và công dụng)
- Cô quan sát, và sửa sai cho trẻ.
4. Hoạt động 4: “Bé yêu đua tài”
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gia đình nhạc sĩ” và về 2 nhóm.
+ Trò chơi 1: “Chung sức”
Cô chọn mỗi nhóm 4 trẻ và cho trẻ chơi.
Yêu cầu: Trẻ 2 nhóm chọn đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống theo yêu cầu Cách chơi: Trong rỗ có một số tranh đồ dùng ăn uống trong gia đình. Khi nghe hiệu lệnh của cô thành viên đầu tiên của 2 nhóm chạy lên chọn đồ dùng theo yêu cầu. Cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
Cô chú ý quan sát, nhận xét trẻ.
+ Trò chơi 2: “ Ai đoán giỏi ?”
Yêu cầu: Trẻ quan sát một số đồ dùng trong ăn uống bị thiếu đi một bộ phận nào đó như: chén, tô, ly, muỗng. Trẻ sẽ đoán đó là đồ dùng gì?
Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện hình ảnh đồ dùng thiếu bộ phận. Trẻ sẽ quan sát thật kỹ và trả lời. Sau đó, cô cho trẻ xem hình ảnh hoàn chỉnh để trẻ kiểm tra đúng sai.
Cô chú ý quan sát và nhận xét trẻ.
* “Bé nhanh đối đáp”
Cô cho trẻ hát đối đáp và vận động cùng cô.
Cô nhận xét chung.
TRÒ CHƠI:
“AI ĐOÁN GIỎI?”
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ CÔ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hô Thi Yen Ly
Dung lượng: 32,03MB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)