Khắc phục lỗi chính tả

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiền | Ngày 09/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: khắc phục lỗi chính tả thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề “ Khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4”
I. Đặt vấn đề:
- Chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và có những quy tắc, quy định riêng. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. - Phân môn chính tả giúp học sinh: Rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe; Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy; Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới.
II. Thực trạng lỗi chính tả trong bài viết của học sinh lớp 4:
- Trong thực tế, học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều. Có những học sinh viết sai hơn 10 lỗi ở một bài chính tả khoảng 60 chữ. Đặc biệt khi làm bài Tập làm văn,giáo viên không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát.
* Nguyên nhân:
- HS viết sai chính tả do nhiều nguyên nhân như: đọc sai; phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ điạ phương; không nắm được cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt; nói ngọng, nói lắp. - Về thanh điệu: Theo các nhà ngữ âm học, người Việt từ Nghệ An trở vào không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Hay nói đúng hơn trong phương ngữ Trung và Nam không có thanh ngã. Mặt khác, số lượng tiếng mang 2 thanh này khá lớn. Do đó lỗi về dấu câu rất phổ biến.
- Về vần: HS thường mắc những vần như: an/ang, ăn/ăng, ân/âng, en/eng, uôn/uông, ươn/ương, iên/iêng; ăt/ăc, ât/âc, uôt/uôc, ut/uc,ươt/ươc, iêt/ iêc; ên/ênh, êt/êch; iêm/ iêu; o/ô; iêu/ ươu
III. Biện pháp khắc phục:
1.Hướng dẫn HS viết chính tả đoạn,bài:
Để hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn đúng nhằm hạn chế lỗi chính tả,giáo viên áp dụng một số biện pháp như sau:
- Giúp học sinh nắm được hoặc nhớ lại được nội dung đoạn, bài cần viết.
- Giúp học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả đáng chú ý trong bài và tập viết trước những trường hợp dễ viết sai.
- Tổ chức cho học sinh vết bài theo đúng quy định.
- Chấm chữa bài viết cho học sinh.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần:
Để học sinh làm đúng bài tập chính tả và từng bước khắc phục lỗi, giáo viên cần cho học sinh nắm được yêu cầu của bài tập, xác định được dạng bài tập sẽ làm. Sau đó, giáo viên tiến hành các biện pháp như:
Luyện phát âm: - Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy. - Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn… - Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp,…), giáo viên lưu ý học sinh chú ý nghe cô phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng được. b. Phân tích, so sánh: - Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. Ví dụ: Khi viết tiếng “muống” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: - Muống = M + uông + thanh sắc - Muốn = M + uôn + thanh sắc. So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “muống” có âm cuối là “ng”, tiếng “muốn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai. c. Giải nghĩa từ: - Biện pháp thứ ba để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền
Dung lượng: 42,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)