Kế hoach & ND BDHSG l5

Chia sẻ bởi Bùi Thị Thanh | Ngày 03/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Kế hoach & ND BDHSG l5 thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

Kế hoạch bồi dưỡng HSG khối 5
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Năm học : 2011- 2012
I. MỤC TIÊU :
- Nâng cao chất lượng học sinh giỏi của toàn trường nói chung
- Nâng cao ý thức học tập , nhu cầu học tập của học sinh
- Đáp ứng với nhu cầu của học sinh,phụ huynh và tạo điều kiện cho các em phát triển một cách toàn diện
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Thuận lợi :
- Với chủ trương chung của ngành trong việc đổi mới phương pháp dạy học, trường đã tổ chức cho giáo viên dạy học theo hướng đổi mới ở tất cả các môn học . Duy trì và thực hiện nghiêm túc chế độ thăm lớp , dự giờ , thao giảng .
- Phần lớn học sinh có ý thức tự học cao .
- Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của con em .
2. Khó khăn
- Số học sinh giỏi chưa cao , nhiều học sinh học lệch môn.
- Năng lực bản thân còn hạn chế , đầu tư cho học sinh mũi nhọn còn chưa được quan tâm lắm, lựa chọn nội dung , phương pháp chưa phù hợp .
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI:
Căn cứ vào chủ quan đánh giá xếp loại học sinh lớp 4 năm học 2010 - 2011 khối 5 (năm học 2011 - 2012) có … học sinh giỏi. Trong đó:
1. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI:
Cụ thể đối tượng học sinh cần chú ý bồi dưỡng như sau:
2. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG NĂM HỌC 2010 - 2012:
- Phấn đấu có đội tuyển tham gia dự thi HS giỏi cấp huyện đạt 10 em
- Phấn đấu cả khối 14 HS đạt HS giỏi.
3- CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
1) Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi kết hợp trong chương trình chính khoá (theo phân phối chương trình của Bộ GD & ĐT).
a. Khuyến khích học sinh hoàn thành tất cả các bài tập trong giờ học, đặc biệt gợi mở, khắc sâu những bài tập có tính nâng cao.
+ Môn Tiếng Việt:
- Những bài tập khó trong sách bài tập bổ trợ và nâng cao.
- Câu hỏi khó ở phân môn tập đọc.
- Những bài tập đòi hỏi sự tìm tòi, sưu tầm, đòi hỏi sự sáng tạo ở phân môn kể chuyện.
+ Môn Toán:
Bài tập giải bằng nhiều cách.
- Bài toán giải bằng cách thuận tiện nhất.
- Bài tập đòi hỏi sự suy luận.
b. Tạo điều kiện để học sinh nêu vấn đề, đặt câu hỏi để học sinh trao đổi cùng giáo viên, các bạn nhằm phát triển năng lực cho các em.
2) Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi vào cuối tuần.
- Mỗi tuần dành 8 tiết (4 tiết toán, 4 tiết Tiếng Việt) để bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Ngoài việc đảm bảo cho học sinh thực hiện các bài tập củng cố kiến thức theo chương trình chung của lớp, giáo viên lựa chọn thêm nội dung bài tập cho học sinh giỏi hoặc khơi sâu, mở rộng kiến thức từ các bài tập của cả lớp cho học sinh giỏi
Ở một số bài tập toán với học sinh đại trà chỉ yêu cầu giải bằng một cách, nhưng với học giỏi yêu cầu các em giải bằng nhiều cách khác nữa hoặc đặt thêm câu hỏi, tình huống khác cho bài tập.
- Đối với môn Tiếng Việt, với học sinh đại trà chỉ yêu cầu hoàn thành một phần bài tập (tuỳ khả năng từng em), nhưng với học sinh giỏi, yêu cầu học sinh hoàn thành cả lượng bài tập, có thể làm thêm một số bài tập có tính chất mở rộng khác.
3) Thường xuyên tổ chức kiểm tra để khảo sát chất lượng học sinh nhằm giúp giáo viên điều chỉnh nội dung cũng như phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
- Một năm thực hiện việc khảo sát chất lượng học sinh giỏi 4 lần (GKI, CKI, GKII, CN) theo kế hoạch và sự phân công của BGH, tổ trưởng chuyên môn.
5- THỜI GIAN THỰC HIỆN:
* Tháng 9/2011
- Theo dõi, lập danh sách học sinh giỏi.
- Bồi dưỡng học sinh theo kế hoạch.
* Tháng 10/2011 - Tháng 5/2012
- Bồi dưỡng học sinh theo kế hoạch.
6- TÀI LIỆU:
1. Luyện giải toán 5
2. Bài tập toán 5
3. Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán 5.
4. Bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt 5
5. Tiếng việt nâng cao lớp 5.
6. Thực hành TLV 5.
7. Nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua các bài tập đọc.
8. Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
IV- KẾ HOẠCH CỤ THỂ:
ngày 25 tháng 08 năm 2011
Người lập kế hoạch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)