KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2015-2016

Chia sẻ bởi Trần Văn Phi | Ngày 14/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2015-2016 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN
TRƯỜNG THCS BIÊN SƠN

Số: 10/KH-THCS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên Sơn, ngày 18 tháng 9 năm 2015


KẾ HOẠCH
Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016

Căn cứ chỉ thị số 3131/CT-BGD&ĐT ngày 25/8/2015 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016; Công văn số 4509/BGD&ĐT-GDTrH ngày 03/09/2015 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016;
Căn cứ quyết định số 1472/QĐ-UBND ngày 06/08/2015 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc ban hành thời gian năm học 2015-2016;
Căn cứ vào công văn số 278/PGD&ĐT-THCS ngày 15/9/2015 của Phòng GD-ĐT Lục Ngạn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2015-2016;
Căn cứ nghị quyết Chi bộ nhiệm kỳ 2012-2015 của chi bộ trường THCS Biên Sơn;
Trường THCS Biên Sơn xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học 2015-2016 như sau:
Phần thứ nhất: TÌNH HÌNH, CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Biên Sơn là xã miền núi, nằm ở phía Bắc của huyện Lục Ngạn, giáp ranh với các xã Hộ Đáp, Phong Vân, Thanh Hải, Hồng Giang. Xã có quốc lộ 279 chạy qua, tổng diện tích là 120ha, có chiều dài là 14km, chiều rộng là 12km, có 19 thôn và 1 phố, có 2056 hộ và 7765 khẩu, gồm 7 dân tộc anh em sinh sống (Kinh, Hoa, Dao, Tày, Nùng, Sán dìu, Sán chí). Trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 25%.
Trường THCS Biên Sơn thuộc thôn Luồng-Biên Sơn-Lục Ngạn-Bắc Giang, tổng diện tích khuôn viên nhà trường 7200m2. Ngày đầu thành lập 8/1974 trường có tên là PTCS Biên Sơn. Sau này đổi tên thành Trường THCS Biên Sơn (ngày 28/8/1997 theo Quyết định số 669/QĐ-SGD&ĐT của SGD&ĐT Bắc Giang). Tháng 11/2008 trường được công nhận chuẩn Quốc gia, đến tháng 11/2013 được công nhận chuẩn Quốc gia lần 2.
Đời sống của nhân dân có nhiều khó khăn, cũng ảnh hưởng lớn đến công tác dạy học của nhà trường. Xã Biên Sơn có 75% là Dân tộc thiểu số. Hộ nghèo chiếm gần 40%. Có 5/20 thôn ĐBKK (Quán Cà; Bấu; Na Đằm; Xé ngoài; Dọc Song). Dân trí thấp, số người mù chữ, tái mù chữ nhiều.
Từ đặc điểm tình hình như trên, xã Biên Sơn có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Về thuận lợi:
1. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân quan tâm tới sự nghiệp giáo dục.
2. Nhân dân đoàn kết, tính cộng đồng cao.
3. Giao thông đi lại dễ dàng. Có sự hỗ trợ của đơn vị quân đội TB1 kết nghĩa với nhà trường, địa phương trong xây dựng nông thôn mới, trong hoạt động lao động, tu sửa cơ sở vật chất, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
* Về khó khăn:
1. Thuộc địa bàn miền núi, dân trí thấp, phong trào học tập của xã chưa phát triển.
2. Đời sống của nhân dân còn nghèo nên hỗ trợ cho nhà trường chưa nhiều.
3. Khu vực trường bắn TB1 hàng năm vào mùa bắn đạn thật tường nhà, lớp học rung chuyển, ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy-học.
Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục của nhà trường có những bước tiến bộ, cơ sở vật chất dần được tăng cường. Nhà trường hiện có 3 CBQL; 27 GV; 3 NV. (Luôn thiếu CBGV ở mức trầm trọng). Nhà trường có đầy đủ các tổ chức Đảng, đoàn thể. Học sinh có 550; 19 lớp; 10 phòng học (học 2 ca). Cơ sở vật chất đủ theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia nhưng mới chỉ ở mức tối thiểu, vẫn còn thiếu so với yêu cầu như phòng học phụ đạo, đồ dùng, thiết bị.....
I. KẾT QUẢ NĂM HỌC 2014-2015
1. Xếp loại hạnh kiểm:
Khối
Số lớp
Số HS
Tốt
Khá
TB
Yếu




SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

6
5
139
113
81.3
26
18.7
0
0.0
0
0.0

7
5
138
113
81.9
25
18.1
0
0.0
0
0.0

8
5
156
101
64.7
43
27.6
12
7.7
0
0.0

9
5
158
112
70.9
37
23.4
9
5.7
0
0.0

Cộng
20
591
439
74.3
131
22.2
21
3.6
0
0.0

2. Xếp loại học lực:
Khối
Số lớp
Số HS
Cuối năm
Sau thi lại




Giỏi
Khá
TB
Yếu
TB
Yếu




SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

6
6
139
10
7.2
71
51.1
58
41.7
0
0.0
58
41.7
0
0.0

7
6
138
9
6.5
93
67.4
36
26.1
0
0.0
36
26.1
0
0.0

8
6
156
4
2.6
86
55.1
64
41.0
2
1.3
65
41.7
1
0.64

9
6
158
8
5.1
86
54.4
61
38.6
3
1.9
-
-
-
-

Cộng
24
591
31
5.2
336
56.9
219
37
5
0.8
159
26.9
1
0.64

3. Giải học sinh giỏi cấp tỉnh: 02
Văn hóa: 0; Văn nghệ: 0; Thể thao: 1; Khác: 1 (1 giải KK đồ dùng; 1 giải nhất TDTT)
4. Giải học sinh giỏi cấp huyện: 22
Đạt 4 giải văn hoá cấp huyện; 5 giải HKPĐ; 1 giải tiếng Anh trên mạng; 2 giải toán bằng tiếng Anh; 3 giải toán trên mạng; 5 giải giải toán trên máy tính Casio; 1 giải TN-TH cấp huyện; 1 giải Giai điệu tuổi hồng
5. Tỉ lệ tốt nghiệp: 155/158 = 98,1%. Trong đó Loại Giỏi: 8 = 5%; Loại Khá: 87 = 55,1%; Loại TB: 60 = 38 %.
6. Thi vào lớp 10: Điểm TB: 4,0 ( Tính trên tổng số dự thi), Xếp thứ trong huyện:24 ; Có 99/118 = 83,9% HS đỗ vào lớp 10 THPT; còn lại vào các trường nghề, GDTX.
7. Giáo viên giỏi: Cấp Tỉnh: 0, Huyện: 0, Trường: 12; Chiến sĩ thi đua: Tỉnh: 0 huyện: 1; LĐTT: 20; Số CBGV vi phạm đạo đức nhà giáo, quy chế chuyên môn: 0
8. Thi đua:
- CBGV, NV: Tốt : 11/33 = 33.3%, Khá: 14/33 = 42.4%, TB:8/33 = 24.3%
- Trường : Tiên tiến cấp huyện (3 năm liền); chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen
- Chi bộ: Trong sạch, vững mạnh, Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc, Đoàn, Đội: Vững mạnh
- Các khen thưởng và thành tích khác: LĐTT: 20; CĐ ngành GD huyện tặng GK: 1
II. TÌNH HÌNH NĂM HỌC 2015-2016
1. Quy mô số lớp, số học sinh
Khối
Số lớp
Số HS
Dân tộc
Nữ
Nữ DT
Ghi chú

6
4
121
99
48
41


7
5
136
100
65
49


8
5
138
102
65
48


9
5
155
116
81
61


Tổng
19
550
417
259
199


4.2. Quy mô số lớp, số học sinh học thêm
2. CBGV: 33 (Trong đó CBQL: 3 giáo viên: 27 nhân viên: 3)
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ : 1; Đại học: 17 ; Cao đẳng : 15; Trung cấp: 0
- Số trên chuẩn: 33, chưa đạt chuẩn: 0
3. Cơ sở vật chất:
- Số phòng học: 10, Bàn ghế HS:140 (2 chỗ), 142 (4 chỗ), Sách vở và đồ dùng học tập: Đảm bảo đủ, đúng quy chuẩn
- Phòng chức năng: TBTN: 4 ( Lý, Hoá, Sinh, Tin); Phòng thiết bị: 01 (36m2); Y tế: 1(20m2); Thư viện: 1 (54m2); Đoàn đội: 1(20m2); Truyền thống: 1 (54m2)
Phòng hành chính, quản trị: HT: 1 (20m2), PHT: 1 (27 m2), Văn Phòng : 1 (54m2); Bảo vệ: 1 (10m2); Phòng chờ: 0;
- Sân chơi, bãi tập: 1800m2 (bình quân 3.2 m2/HS)
- Công trình phụ trợ: Nhà bếp : 1 (27m2); Nhà xe GV : 1 (20m2), học sinh: 1 (96m2) ; Công trình vệ sinh GV: 2 (18m2); học sinh: 2 (75m2), Phòng ở GV : 4 (40 m2); Lò đốt rác: 1
- An toàn trường học được đảm bảo; hàng quán cách xa cổng trường, giao thông thuận tiện, cảnh quan và môi trường đạt xanh-sạch-đẹp.
- Cơ sở VC khác: Máy Photocopy: 1; Số Đài catset: 1, Số máy projector: 4; Số máy chiếu overhead: 0; Số máy in: 3; Giếng khoan: 2; Loa dạy tiếng Anh: 4
- Số máy vi tính: 21 (Laptop: 3; Để bàn: 18; Số nối mạng Internet: 18)
4. Nguồn lực tài chính: Nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa giáo dục huy động từ địa phương; từ nhân dân…
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ.
1. Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất đảm bảo cho dạy và học 2 ca
- Học sinh có điều kiện học tập tương đối tốt.
2. Khó khăn:
- Đội ngũ giáo viên chất lượng không đồng đều, thiếu nhân tố giáo viên giỏi để bồi dưỡng học sinh giỏi. Thường xuyên thiếu GV trầm trọng.
- Số học sinh còn mải chơi, tham gia các trò chơi điện tử, bi a
- Phòng học cho công tác bồi dưỡng, phụ đạo học sinh còn thiếu.
- Trang thiết bị dạy học còn chưa đồng bộ.

Phần thứ hai: KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2015-2016

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NĂM HỌC:
1. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy Bắc Giang về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện nhà trường, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục, chương trình dạy học đi đôi với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, trách nhiệm của cán bộ quản lý về chất lượng của nhà trường trước các cơ quan quản lý giáo dục và địa phương.
4. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
5. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội.
6. Tiếp tục bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán trong vai trò đổi mới sinh hoạt chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học; làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
7. Xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng học sinh lớp 9 cho các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh ngay từ đầu năm học 2015-2016. Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm để phân lớp sao cho phù hợp tình hình thực tế của đơn vị. Phân công giáo viên có kiến thức và kinh nghiệm dậy ôn thi vào lớp 10 giảng dạy.
II. CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Phi
Dung lượng: 243,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)