Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ KT

Chia sẻ bởi Chau Thi Thuy Trang | Ngày 04/05/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ KT thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

Bài 2: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN
Mục tiêu:
- Xác định vai trò và sự cần thiết của KHGDCN cho trẻ khó khăn trong trường hòa nhập.
Các yếu tố, nội dung của bản KHDGCN.
Các thành viên tham gia xây dựng và thực hiện KHGDCN.
Qui trình xây dựng và thực hiện KHGDCN
Kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện KHGDCN.
Hoạt động 1: Xác định vai trò, ý nghĩa của bản KHGDCN
Hoạt động nhóm thảo luận: trong 10 phút.
- Thế nào là bản KHGDCN?
- Ý nghĩa của bản KHGDCN?
- Các thành tố của bản KHGDCN?
- Các yêu cầu của bản KHGDCN?
Khái niệm kế hoạch giáo dục cá nhân:
KHGDCN là văn bản xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện thực hiện theo tiến độ thời gian để tiến hành giáo dục một trẻ có khó khăn trong học tập trong môi trường giáo dục hòa nhập.
Vai trò và ý nghĩa của KHGDCN
Là cơ sở để tiến hành giáo dục trẻ có mục đích, có kế hoạch.
Kiểm soát, điều chỉnh hoạt động giáo dục của giáo viên, hướng tới mục tiêu cần phải đạt.
Là cơ sở để huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình hỗ trợ trẻ và nhà trường.
Là cơ sở để đánh giá hiệu quả giáo dục.
Giúp ban lãnh đạo nhà trường quản lí, chỉ đạo các hoạt động giáo dục trẻ có khó khăn trong học tập.
Các thành tố của bản KHGDCN:

Thông tin về học sinh ( điểm mạnh, khả năng, nhu cầu)
Mục tiêu giáo dục: Bao gồm mục tiêu giáo dục năm học, học kỳ, tháng.
Kế hoạch cụ thể, gồm các yếu tố: Nội dung hoạt động; Cách tiến hành; các phương tiện; thời gian thực hiện; người thực hiện; kết quả mong đợi.
Các yêu cầu của bản kế hoạch giáo dục cá nhân:
Rõ ràng, chi tiết và đầy đủ thông tin.
Các vấn đề nêu ra phải có tính hệ thống và hợp lí.
Các nội dung giáo dục phải mang tính khả thi, phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện nhà trường, địa phương.
Có thể kiểm soát được.
Được mọi người chấp nhận.
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU NHÓM HỢP TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN.
* Hoạt động cá nhân 5 phút trả lời câu hỏi:
Theo bạn ai là người tham gia xây dựng và thực hiện KHGDCN cho trẻ? Nêu rõ vai trò từng người?
- Mỗi người viết ra một mảnh giấy nhỏ đề xuất ít nhất 3 người ( hoặc tổ chức) tham gia xây dựng KHGDCN. Gạch dưới người chủ chốt.
- Nhóm dán các mảnh giấy đó lên tờ giấy A0
- Cử người đại diện đọc.
- Khái quát lại các lực lượng tham gia xây dựng và thực hiện BKHGDCN.
Nhóm hợp tác xây dựng và thực hiện KHGDCN
Trẻ
Giáo viên trực tiếp dạy trẻ.
Cha, mẹ trẻ.
Hai bạn thân, gần gũi của trẻ.
Đại diện chính quyền địa phương.
Ban giám hiệu nhà trường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ít nhất có một đại diện cho các tổ chức trong cộng đồng.
Các công việc cụ thể của nhóm cần thực hiện:
Thu thập thông tin, xác định khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ.
Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn ( chủ yếu là gv và cán bộ y tế), cha mẹ trẻ, những người quan tâm đến trẻ,.
Đánh giá tổng thể dựa trên nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ.
Đưa ra các quyết định đối với việc xây dựng và thực hiện KHGDCN
Hoạt động 3:
Tìm hiểu quy trình xây dựng và thực hiện KHGDCN
Tìm hiểu cá nhân ( 2 phút):
- Quy trình xây dựng bản KHGDCN có mấy bước? Đó là những bước nào?
Xác định khả năng,
Sở thích và MTGD
Đánh giá
Thực hiện
KHGDCN
Xây dựng
KHGDCN
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KHGDCN
Xây dựng các
Mục tiêu GD
Bước 1: Xác định khả năng, nhu cầu, sở thích và môi trường giáo dục của trẻ:
Nội dung cần xác định:
Khả năng phát triển thể chất và vận động:
- Quá trình phát triển thể chất của trẻ.
- Hoạt động ( vận động) của trẻ.
b. Khả năng ngôn ngữ - giao tiếp:
- Vốn từ của trẻ, khả năng nghe hiểu, biểu đạt và sử dụng ngôn ngữ.
- Thái độ của trẻ trong giao tiếp.
c. Khả năng nhận thức:
- Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
Khả năng chú ý.
d. Hành vi, tính cách:
Hăng hái, thờ ơ / lãnh đạm / ưu tư, nóng nảy, bính thản, khả năng tự điều chỉnh,..
e. Sở thích.
f. Khả năng tự phục vụ bản thân:
Tự ăn uống, vệ sinh quần áo, thân thể, môi trường.
Khả năng làm những công việc gia đình, nhà trường, nơi công cộng.
g. Môi trường phát triển:
Môi trường gia đình.
Nhà trường.
Công cộng.
Phương pháp tìm hiểu khả năng, nhu cầu của trẻ:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp đàm thoại/ phỏng vấn.
Phương pháp trắc nghiệm.
Nghiên cứu hồ sơ trẻ.
Bước 2: Xây dựng mục tiêu giáo dục
Gồm:
Mục tiêu dài hạn và trung hạn: là kết quả giáo dục trong thời gian dài như học kì, năm học, cấp học.
Mục tiêu ngắn hạn: Là kết quả đạt được trong một thời gian ngắn như một tiết học, ngày học, một tuần, một tháng.
Mục tiêu cho từng nội dung giáo dục.
Mục tiêu đáp ứng nhu cầu gd đặc biệt.
Căn cứ để xây dựng mục tiêu:
Bản thân đứa trẻ.
Mục tiêu, nôi dung, chương trình khối học, năm học, học kì, của từng môn học, bài học,.
Điều kiện, phương tiện của địa phương, nhà trường, lớp học và gia đình trẻ.
Đặc điểm tình hình cụ thể tại địa phương: đặc điểm đặc thù về địa lí, văn hóa-xã hội, phong tục tập quán,.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục:
* Xây dựng nội dung giáo dục về các mặt:
- Thể chất, phát triển các giác quan.
- Nhận thức: Kiến thức, kỹ năng các môn học.
- Kỹ năng xã hội: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hòa nhập đáp ứng các nhu cầu giáo dục cá nhân của trẻ.
* Mỗi nd giáo dục cần đề xuất các biện pháp gd phù hợp.
* Cần xác định rõ thời gian, người thực hiện, và sự phối hợp của các lực lượng.
* Chú trọng khâu giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch
- Tổ chức thực hiện: làm rõ từng người, từng tổ chức có trách nhiệm như thế nào và nêu rõ kết quả đầu ra.
Đề xuất những giải pháp cụ thể trong quá trình thực hiện các nội dung giáo dục.
Tự đánh giá và điều chỉnh thường xuyên một cách có kế hoạch để đạt được mục tiêu giáo dục
Chú trọng sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục.
Bước 5: Đánh giá
Đánh giá tiến trình thực hiện kế hoạch.
Đánh giá theo từng giai đoạn: giữa kì, học kì, năm học, 3 tháng hè,.
Sự cam kết thực hiện của các thành viên trong nhóm hợp tác.
Nguyên nhân thành công, chưa thành công và bài học kinh nghiệm.
Các hoạt động tiếp theo để thực hiện kế hoạch.
2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch:
Nội dung đánh giá:
Theo 3 mặt cơ bản sau:
Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức.
Đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng.
Đánh giá thái độ.
MẪU KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN
THÔNG TIN VỀ TRẺ:
Họ và tên trẻ:..........Nam/ Nữ....
Sinh ngày...tháng...năm.....
Học sinh lớp:.....Trường:.......
Họ và tên GVCN:..................
Họ và tên bố:........ Nghề nghiệp:..
Họ và tên mẹ:........Nghề nghiệp:..
Địa chỉ gia đình:...............
Số điện thoại liên hệ:..............
2. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA TRẺ:
Dạng khó khăn:...................
Những khả năng, mặt mạnh và sở thích của trẻ:...................................................................
Những khó khăn của trẻ: ..............
......................................
- Nhu cầu cần hỗ trợ: ..................
......................................
3. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
* Mục tiêu năm học ( và 3 tháng hè)
- Kiến thức, kỹ năng các môn học:
.....................................................................
- Kỹ năng xã hội:
.....................................................................
* Mục tiêu học kì I:
- Kiến thức, kỹ năng các môn học:
.....................................................................
- Kỹ năng xã hội:
.....................................................................
KẾ HOẠCH CHI TIẾT HỌC KÌ I
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ ĐIỀU CHỈNH SAU HỌC KÌ I
Kiến thức, kỹ năng các m
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chau Thi Thuy Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)