Ke hoach giang day VL 8
Chia sẻ bởi Bảo Kê |
Ngày 14/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Ke hoach giang day VL 8 thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
Phần I
Kế hoạch bộ môn
Đặc điểm tình hình
Chương trình Vật lí lớp 8 là phần mở đầu của giai đoạn 2 nên những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cũng như yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm về định luật vật lí đều cao hơn các lớp ở giai đoạn 1.
So với nội dung chương trình Vật lí THCS cũ, nội dung chương trình Vật lí mới có những thay đổi sau:
Nội dung tinh giảm hơn so với chương trình cũ. Không đề cập đến sự truyền áp lực, áp suất chất rắn, hiệu suất máy cơ đơn giản.
Công thức P=d.h được suy ra trực tiếp từ cong thức P=F/S. Định luật Ac-si-met được trình bày bằng thí nghiệm kiểm chứng dự đoán của Ac-si-met.
Không trình bày đầy đủ về thuyết cấu tạo phân tử. Không đưa ra lực liên kết phân tử, không phân biệt cấu tạo phẳnt của các trạng thái cấu tạo chất.
Không yêu cầu dùng thuyết cấu tạo phân tử để giải thích cơ chế của sự truyền nhiệt
Chỉ dùng khái niệm phân tử và chuyển động phân tử để hình thành khái niệm nhiệt năng
Không đề cập tới nội năng, chỉ đề cập tới nhiệt năng như là tổng động năng các phân tử của vật
Không đưa ra mô hình lí thuyết chung của động cơ nhiệt
Học sinh lớp 8 năm nay được biên chế thành 2 lớp. Trong đó lớp 8A là lớp chọn. Chất lượng học lực của các lớp chưa thật là đều. Còn một số học sinh trong lớp 8B có học lực yếu so với yêu cầu chung, chưa nắm vững kiến thức cơ bản về cơ học và nhiệt học đã học ở lớp 6. Điều đó đã tạo ra những khó khăn nhất định trong việc định ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với các đối tượng học sinh trong các lớp
Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học các môn học lớp 8 cung ứng tương đối đầy đủ.
Viẹc thực hiện chương trình, SGK Vật lí 8 mới cùng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học còn bỡ ngỡ đối với giáo viên và học sinh. Đó cũng là một khó khăn không nhỏ trong việc dạy và học môn Vật lí 8.
II- yêu cầu bộ môn
Khi phân biệt các dnạg chuyển động cần đề cập đến một dạng chuyển động thường gặp là dao động
Trong phần vận tốc cần rèn cho học sinh sử dụng công thức v=S/t, đổi đơn vị vận tốc về đơn vị đo lường hợp pháp (m/s). Có thể tổ chức cho học sinh thực hành đo vận tốc trung bình
Rèn luyện cho học sinh cách biểu diễn lực bằng véc tơ. Trình bày thí nghiệm cho học sinh thấy tác dụng của lực cân bằng, lực không cân bằng lên một vật đang chuyển động
Phần quán tính được trình bày thông qua các ví dụ cụ thể. Dùng khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng trong đời sống và kĩ thuật.
Thông qua các ví dụ cụ thể cho học sinh thấy được áp suất tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với diện tích mặt bị ép: P=F/S. Đơn vị 1Pa = 1N/m2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bảo Kê
Dung lượng: 58,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)