Kể chuyện cô bé lọ lem hay cực

Chia sẻ bởi Vũ Hương Lan | Ngày 09/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: kể chuyện cô bé lọ lem hay cực thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

Người Mỹ dạy bài học `Cô bé lọ lem` như thế nào?
Tôi xin gửi bài viết để các thầy cô giáo nhìn lại xem mình đã dạy được cho học sinh mình bằng bao nhiêu % kiến thức và giá trị. Đã dùng cách nào để dạy học sinh, làm các em thích "văn của xã hội" hơn " văn của giáo dục" là lỗi ở đâu. (Nguyễn Hữu Tân) > Dạy Văn - sao không cho em một cái cần?
Người gửi: Nguyễn Hữu Tân
Tôi là một người của xã hội nửa cũ nửa mới. Tôi có cảm nhận rằng học sinh bây giờ có điều kiện về vật chất rất tốt nhưng điều kiện tinh thần vươn lên thì rất yếu. Xung quanh các em bây giờ có quá nhiều điều cám dỗ, nhiều sự hấp dẫn mang tính "hội đồng" lôi kéo, rủ rê. Các em thì không được trang bị đầy đủ những kiến thức, những bản lĩnh để đứng vững trong môi trường sống. Tôi không nói cụ thể về những vấn đề mà các em đang gặp phải.
Nói về nguyên nhân dẫn tới hướng tư duy, cách tiếp nhận cuộc sống thì trước hết không ai có quyền trách các em mà phải hướng tới việc trách những bậc phụ huynh, không chú ý quan tâm tới việc giáo dục, định hướng cho con em mà chỉ tập trung vào việc đối phó với "kinh tế".
Còn nữa, đó là trách nhiệm của các thấy cô giáo, giả dụ như môn Văn. Nói chính xác ra liệu có thầy cô giáo nào dạy văn lại có thể toàn tâm toàn ý hiểu được đúng giá trị của các tác phẩm văn học, hay chỉ ép học sinh hiểu theo đúng giáo trình, đúng ý của giáo viên.
Có phải các thầy cô giáo hiểu được giá trị thực tế của các tác phẩm cũng có thể diễn đạt, trình bày, dạy dỗ cho các em với tư duy của "người lớn" áp cho tư duy của "nhi đồng" hay không? Các thầy cô giáo có bao giờ tự hỏi lại mình xem mình đã làm được gì đúng nghĩa với trách nhiệm giáo viên, những gì đã làm được, những gì chưa làm được.
Bản thân vợ tôi cũng là một giáo viên, cô ấy gặp phải nhiều học sinh ở trong một xã hội mới "đổi đời" nhờ quy hoạch. Học sinh rất hư, có thể nói là "vô văn hóa". Và vợ tôi cũng rất nóng tính. Điều hệ quả tất yếu là có học sinh nữ lớp 9 (lưu ban 2 năm) sau giờ học bị vợ tôi cho một cái tát vị tội quá xấc xược đã kéo một nhóm bạn trai đầu xanh đầu đỏ tới cổng trường định hành hung. Sự việc đã phải nhờ tới công an can thiệp".
Với những định kiến về giáo viên bây giờ, có thể vợ tôi sẽ được ra giới "truyền thông" để "vinh danh tên tuổi" nhưng may mắn là "không". Như chúng tôi, như các bạn ngày xưa, sợ thầy cô giáo hơn sợ bố mẹ. Còn các em bây giờ "sợ không được chơi, sợ không được thể hiện cái tôi cá nhân hơn bất kỳ cái gì".
Hôm qua, tôi có đọc một bài dịch trên một blog rất có giá trị, tôi đã in ra và đưa vợ tôi nghiên cứu. Nếu dạy được học sinh là một cái tốt, còn nếu không dạy được học sinh thì cố gắng sau này dạy con.
Tôi xin gửi bài viết đó ở dưới đây để các thầy cô giáo nhìn lại xem mình đã dạy được cho học sinh mình bằng bao nhiêu % kiến thức và giá trị. Đã dùng cách nào để dạy học sinh, làm các em thích "văn của xã hội" hơn " văn của giáo dục" là lỗi ở đâu: Người Mỹ dạy bài học "Cô bé Lọ Lem" như thế đấy!
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Hương Lan
Dung lượng: 44,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)