In cái ni luôn

Chia sẻ bởi Hồ Quý Hoàng | Ngày 15/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: In cái ni luôn thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC
Bài 11: TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG. VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I- Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú:
- Hộp sọ và lồi cằm phát triển.
- Cột sống co 4 chỗ cong, lồng ngực nở rộng sang 2 bên.
- Xương chậu phát triển, xương đùi lớn, xương bàn chân hình vòm, xương gót kéo dài phía sau.
( Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao dộng.
II- Sự tiến hóa của cơ thể so với hệ cơ thú:
- Cơ nét mặt.
- Cơ vận động lưỡi.
- Cơ chân lớn, khỏe, cơ gập ngữa người.
III- Vệ sinh hệ vận động: Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên, dinh dưỡng hợp lí, lao động vừa sức, đúng tư thế để chống cong vẹo cột sống.
Bài 14: BẠCH CẦU- MIỄN DỊCH
I- Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:
- Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.
- Kháng thể là phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên.
- Cơ chế: chìa khóa và ổ khóa.
- Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
+ Thực bào: bạch cầu hình thành chân giả, bắt và tiêu hóa vi khuẩn.
+ Limphô B: tiết ra kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn.
+ Limphô T: phá hủy tế bào đã nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
II- Miễn dịch:
- Là khả năng không bị mắc một sộ bệnh ở người dù sống ở trong môi trường có vi khuẩn gây bệnh.
- Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên là khả năng tự chống bệnh của cơ thể.
+ Miễn dịch nhân tạo là tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng vắc xin.
Bài 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I- Đông máu:
- Ý nghĩa: Bảo vệ cơ thể chống mất máu.
- Cơ chế: (Hình vẽ bên)



II- Các nguyên tắc truyền máu:
1. Các nhóm máu ở người:
- Có 4 nhóm máu: + Nhóm máu O: kháng nguyên không có A, B; kháng thể có (, (.
+ Nhóm máu A: kháng nguyên có A, không có B; kháng thể có (,không có (.
+ Nhóm máu B: kháng nguyên có B, không có A; kháng thể có (, không có (.
+ Nhóm máu AB: kháng nguyên có A, B; kháng thể không có (, (.
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu:
- Lựa chọn nhóm máu phù hợp.
- Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu. Bài 17: TIM VÀ MẠCH MÁU
I- Cấu tạo tim:
-Vị trí: trong lồng ngực, ở phía bên trái.
- Cấu tạo ngoài: +Được bao bọc bởi màng liên kết.
+ Dạng hình chóp, đỉnh trục là tâm thất
- Cấu tạo trong: + Cấu tạo bởi mô cơ vân hoạt động giống cơ trơn.
+ Chia 4 ngăn.
+ Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất, giữa tâm thất và động mạch có van một chiều.
+ Thành cơ tâm thất dày hơn tâm nhĩ, dày nhất là tâm thất trái.
II- Cấu tạo mạch máu:

- Động mạch: thành mạch có 3 lớp dày, lòng mạch hẹp, có nhiều động mạch nhỏ.
- Tĩnh mạch: thành mạch mỏng hơn động mạch, lòng mạch rộng, van 1 chiều.
- Mao mạch: thành mạch có 1 lớp, phân nhánh chằng chịt, trao đổi chất, khí.
III- Chu kì co dãn của tim:
- Chu kì tim có 3 pha: + Pha nhĩ co (0,15): máu từ tâm nhĩ ( tâm thất.
+ Pha thất co (0,35): máu từ tâm thất ( động mạch.
+ Pha dãn chung (0,45): máu từ tĩnh mạch ( tâm nhĩ.
Bài 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
I-Thông khí ở phổi:
-Hít vào và thở ra giúp thông khí ở phổi.
-Một lần hít vào và thở ra gọi là một cử động hô hấp.
-Số cử động hô hấp trong 1’ gọi là nhịp hô hấp.
-Cử động có sự tham gia của cơ liên sườn, cơ hoành, xương sườn và xương ức.
-Dung tích phổi phụ thuộc: giới tính, luyện tập,tầm vóc.
II- Trao đổi khí ở phổi và tế bào:
- Trao đổi khí ở phổi : + O2 khuếch tán từ không khí ở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Quý Hoàng
Dung lượng: 65,89KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)