Hướng nghiệp

Chia sẻ bởi Trương Phú Mỹ | Ngày 27/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Hướng nghiệp thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

1
Tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua
môn vật lí
2
Mục tiêu tập huấn
Sau khi tìm hiểu về tích hợp giáo dục hướng nghiệp (GDHN) qua môn Vật lí, người học có được:
Kiến thức:
Biết được đặc điểm của môn Vật lí với GDHN và những khả năng GDHN qua môn Vật lí.
Biết được nội dung GDNH qua chương trình Vật lí cấp THCS.
Biết cách khai thác và đưa nội dung GDHN vào môn Vật lí.
3
Mục tiêu.
Kĩ năng:
Phân biệt được hình thức GDHN qua môn học với các hình thức GDHN khác ở trường THCS.
Xác định địa chỉ, nội dung và xây dựng hoạt động tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua môn học.
4
Mục tiêu .
Thái độ:
Quan tâm trong công tác quản lí việc triển khai nhiệm vụ tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua môn học ở trường THCS tại địa phương.
5
Nội dung

Môn Vật lí với giáo dục hướng nghiệp
Những khả năng giáo dục hướng nghiệp qua môn Vật lí
Gợi ý nội dung giáo dục hướng nghiệp theo chương trình Vật lí ở cấp THCS
Bài soạn minh hoạ
6
Phương thức làm việc
Nghiên cứu cá nhân.
Thảo luận nhóm.
Trình bày trước lớp: báo cáo viên và học viên.
7
Các nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân tự nghiên cứu tìm hiểu các thông tin trong tài liệu (theo các câu hỏi gợi ý trong PHT số 1).
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm (theo phiếu giao nhiệm vụ)
Nhiệm vụ 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nghe báo cáo viên trình bày và giải đáp ý kiến của các nhóm.
8
Môn Vật lí với giáo dục hướng nghiệp

Vật lí bao gồm nhiều ngành cơ bản là cơ sở của toàn bộ công nghệ và kĩ thuật hiện đại. Vật lí bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn. Vật lí mang lại các cơ hội nghề nghiệp phong phú.
9
Môn Vật lí với giáo dục hướng nghiệp
Chương trình môn Vật lí ở cấp THCS gồm: những kiến thức phổ thông cơ bản nhất, cần thiết cho việc nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên, cuộc sống hàng ngày và cho việc lao động trong nhiều ngành kĩ thuật; Một số kiến thức có liên quan tới nhiều dụng cụ và thiết bị kĩ thuật đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống và sản xuất.
10
Môn Vật lí với giáo dục hướng nghiệp
Kế hoạch dạy học: môn Vật lí ở cấp THCS được thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9.
Nội dung dạy học môn Vật lí: nhằm làm cho HS có thể vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã chiếm lĩnh được vào các hoạt động hàng ngày, cũng như các hoạt động nghề nghiệp sau này.
11
Môn Vật lí với giáo dục hướng nghiệp
Phương pháp dạy học môn Vật lí: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, bồi dưỡng phương pháp tự học cũng như rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. Tăng cường phương pháp tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề. Rèn luyện từng bước các kĩ năng thực hiện tiến trình khoa học.
12
Những khả năng gdhn qua môn Vật lí
Hình thành dần định hướng nghề nghiệp qua các bài học cụ thể.
Giúp cho HS có biểu tượng tương đối rõ ràng về hệ thống nghề đang cần phát triển.
Xây dựng cho HS phương pháp và tác phong làm việc của người lao động.
13
Những khả năng gdhn qua môn Vật lí
Phát hiện năng khiếu, tài năng của HS qua các giờ học, trên cơ sở đó tiến hành trợ giúp, tư vấn nghề, phát triển năng lực nghề nghiệp cho HS.
Giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp, từng bước hình thành ở HS sự sẵn sàng tâm lí bước vào lao động.
14
Mục tiêu gdhn qua môn vật lí ở cấp THCS
Giáo dục hướng nghiệp thông qua môn Vật lí ở cấp THCS nhằm giúp HS:
a) Về kiến thức
Biết được sự liên quan giữa môn học Vật lí trong nhà trường và thế giới nghề nghiệp.
Biết được những kiến thức, kĩ năng có được qua học tập môn Vật lí vận dụng vào những công việc của các ngành nghề trong xã hội.
Biết được những yêu cầu của một số ngành nghề trong xã hội thông qua việc học tập môn Vật lí.
15
Mục tiêu gdhn qua môn vật lí ở cấp THCS
b) Về kĩ năng:
Liên hệ tìm kiếm thông tin về các ngành nghề qua nội dung học tập môn Vật lí.
Có một số kĩ năng lao động nghề nghiệp, thông qua việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng theo mục tiêu chung của môn Vật lí ở cấp THCS.
16
Mục tiêu gdhn qua môn vật lí ở cấp THCS
c) Về thái độ:
Có ý thức làm việc nghiêm túc của người lao động khi học tập môn Vật lí.
Yêu thích môn Vật lí và biết ơn những người lao động trong lĩnh vực vật lí.
Xác định được hướng đi đến ngành nghề yêu thích, có động cơ phấn đấu rèn luyện năng lực bản thân để đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp tương lai thông qua việc học tập môn Vật lí.
17
Gợi ý nội dung gdhn theo chương trình Vật lí ở cấp THCS
A. Các nội dung GDHN gợi ý trong chương đều đưa hết vào các bài học.
B. Dưa các nội dung GDHN liên quan đến nội dung của cả bài học.
C. Dưa các nội dung GDHN liên quan đến nội dung của một phần bài học.
D. Tìm nội dung trong bài học có cơ hội tích hợp GDHN, sau đó lựa chọn nội dung GDHN phù hợp.
18
Các bước khai thác và đưa nội dung GDhn vào môn vật lí
Bước 1: Tìm hiểu mục tiêu và nội dung GDHN
Bước 2: Xác định chủ đề, bài học có thể tích hợp
Bước 3: Xác định địa chỉ cụ thể có thể tích hợp
Bước 4: Xác định nội dung GDHN có thể tích hợp
Bước 5: Lựa chọn con đường tích hợp
19
ví dụ tìm địa chỉ và nội dung GDHN tích hợp
20
21
22
23
Bài soạn minh hoạ
*Lớp 6- Bài 1: Đo độ dài
24
I- Mục tiêu giáo dục hưướng nghiệp
Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức
Biết được dụng cụ đo độ dài là một công cụ lao động và công việc đo độ dài là nội dung lao động trong một số nghề sản xuất, dịch vụ.
2. Kĩ năng
- Lựa chọn được dụng cụ đo phù hợp với công việc.
- Đo độ dài theo đúng quy trình.
3. Thái độ
Hứng thú tìm hiểu các nghề liên quan đến việc đo độ dài.
Có thói quen làm việc theo quy trình công nghệ.
25

II- Chuẩn bị
Sưu tầm các tranh ảnh người kĩ sư thiết kế, người thợ hay nhân viên bán hàng đang thực hiện công việc đo độ dài (chọn hình ảnh những nghề có ở địa phương).
26

III- Gợi ý tổ chức các hoạt động giáo dục hưướng nghiệp
*Mở bài�:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ trong phần đặt vấn đề của SGK
- GV hướng dẫn HS quan sát một vài tranh ảnh về dụng cụ và công việc đo độ dài ở một số nghề
27

Hoạt động 1: Tìm hiểu đơn vị đo độ dài
Cuối hoạt động tìm hiểu về�Ước lượng độ dài�: GV nêu thêm nội dung hướng nghiệp và cũng để chuyển tiếp sang hoạt động tiếp theo của bài học
Nếu có khả năng ước lượng độ dài, người thợ sẽ biết lựa chọn dụng cụ đo phù hợp với công việc để giảm bớt thao tác làm việc và tăng năng suất lao động
28
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đo độ dài
1) Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài�:
- Nội dung : Nên dùng thước nào để đo chiều rộng, chiều dài cuốn sách vật lí, chiều dài bàn học�?
- GV hỏi: Để biết nên sử dụng loại thước nào, em có cần đến khả năng ước lượng độ dài không? Nếu có khả năng này sẽ có lợi gì khi thực hiện công việc đo.
- GV kết luận�: Nếu luyện tập được kĩ năng về ước lượng độ dài, em đã có được một kĩ năng của người lao động.
29

- Nội dung về�: Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng�?.
- GV có thể giải thích thêm về công dụng của từng loại dụng cụ và công việc đo
30

2) Đo độ dài�:
Khi tổ chức hoạt động thực hành đo độ dài, GV nhắc nhở HS làm việc đúng quy trình trong SGK đã hướng dẫn.
Thực hành xong GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình thực hành, nhằm rèn cho HS thói quen của người lao động là làm việc theo quy trình công nghệ.
31

IV- Đánh giá
Khi xây dựng câu hỏi đánh giá của bài học, GV có thể bổ sung một câu hỏi nhỏ có nội dung hướng nghiệp.
Ví dụ: Em cho biết những nghề nào sau đây cần sử dụng dụng cụ đo độ dài?
Hãy khoanh vào chữ cái đứng ở đầu câu:
A.Thợ may D. Lái xe
B. Bán vải may mặc E. Thợ rèn
C. Bán gạo G. Thợ mộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Phú Mỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)