Hướng dẫn thực hiện TT 32/2009

Chia sẻ bởi Văn Nhân | Ngày 09/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn thực hiện TT 32/2009 thuộc Tập đọc 2

Nội dung tài liệu:


 
UBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : 1585/SGD&ĐT-GDTH Nha Trang, ngày 17 tháng 12 năm 2009
V/v HD Thông tư 32 về đánh giá, xếp loại
học sinh tiểu học và một số vấn đề chuyên môn.

Kính gửi : Các Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện, Thị xã, Thành phố.

I. Hướng dẫn Thông tư 32/TT-BGD&ĐT về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học:

1.Các phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên cốt cán của các trường có học sinh tiểu học về nội dung thông tư mới. Nội dung tập huấn cần chú ý những điểm mới như sau :
+ Điều 4. Nội dung đánh giá hạnh kiểm : học sinh tiểu học có 5 nhiệm vụ (qui định cũ có 4 nhiệm vụ).
+ Điều 6. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì :
- Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét : bài kiểm tra định kì được tiến hành dưới hình thức tự luận hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm, như vậy không được ra đề kiểm tra định kì dưới hình thức trắc nghiệm 100%.
- Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét : không được ra đề kiểm tra định kì vào cuối học kì 1 và cuối năm học.
+ Điều 7. Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét :
- Điểm số theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra. Vì vậy, khi ra đề kiểm tra phải có hướng dẫn làm tròn số ; bài kiểm tra Tiếng Việt (Đọc) là một điểm nguyên ; bài kiểm tra Tiếng Việt (Viết) là một điểm nguyên. Điểm KTĐK môn Tiếng Việt là trung bình cộng của 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1).
- Số lần KTTX trong một tháng đã qui định là tối thiểu, vì vậy khi đánh giá môn Lịch sử và Địa lí, giáo viên có thể cho 1 lần hoặc 2 lần điểm, không nhất thiết phải là 1 lần điểm.
- Về số lần kiểm tra định kì : dùng thuật ngữ KTĐK cuối năm học (CN) thay cho KTĐK cuối học kì 2 như trước đây vẫn thường gọi. Khi ra đề KTĐK môn Lịch sử và Địa lí (cuối kì 1 hay cuối năm học) thì chỉ có một bài kiểm tra chung với thời lượng 40 phút và số điểm được chia đều 5 - 5 cho mỗi phân môn, thay vì hai bài kiểm tra cho mỗi phân môn Lịch sử và Địa lí như trước đây.
- Việc kiểm tra bổ sung khi có trường hợp bất thường về điểm số: Giáo viên báo cáo trong tổ khối, Ban Giám hiệu và nhà trường sẽ tiến hành tổ chức kiểm tra lại sau khi thông báo đến cha mẹ học sinh (trường hợp kiểm tra định kì do nhà trường ra đề). Trường hợp kiểm tra định kì tổ chức chung (đề do Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo ra) nhà trường báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo và đề kiểm tra lại sẽ do Phòng Giáo dục và Đào tạo ra.
+ Điều 8. Đánh giá bằng nhận xét : giáo viên xem cụ thể trong Sổ theo dõi kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học.
+ Điều 9. Xếp loại học lực môn từng môn học : đối với các môn đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét :

- HLM.KI là điểm KTĐK.CKI;
- HLM.N là điểm KTĐK.CN.
(Không thực hiện tính điểm HLM.KI và điểm HLM.N như qui định cũ)
- Xếp loại HLM có thay đổi so với trước vì điểm HLM chỉ là điểm nguyên.
+ Điều 10. Đánh giá học sinh có hoàn cảnh đặc biệt : đây là một nội dung mới được qui định trong thông tư này, cần hướng dẫn cụ thể để các trường áp dụng đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật học hòa nhập và học sinh phổ cập.
+ Điều 11. Xét lên lớp :
- Điều kiện HS được lên lớp thẳng có yêu cầu điều kiện xếp loại hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ (Đ), trong qui định cũ không có yêu cầu này. Vì vậy những học sinh xếp loại hạnh kiểm Chưa thực hiện đầy đủ (CĐ) cần được giúp đỡ, rèn luyện trong hè để đạt yêu cầu Thực hiện đầy đủ.
- Các trường lưu ý sử dụng cụm từ “kiểm tra bổ sung” thay cho “thi lại”, “kiểm tra lại” mà lâu nay vẫn thường dùng cho phù hợp với qui định của thông tư.
- Những học sinh có HLM.N của các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Văn Nhân
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)