Hướng dẫn thực hiện chương trinh mon lich sử
Chia sẻ bởi Phan Văn Diễn |
Ngày 14/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chương trinh mon lich sử thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 1304 /SGDĐT-GDTrH
V/v Hướng dẫn dạy học môn
Lịch sử THCS và THPT
năm học 2009-2010
Đà Lạt, ngày 20 tháng 10 năm 2009
Kính gửi : – Các phòng Giáo dục và Đào tạo;
– Các trường phổ thông trực thuộc.
Căn cứ Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)“về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010”, Công văn số 945/SGD&ĐT-GDTrH ngày 12/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2009-2010, Sở GD&ĐT hướng dẫn việc dạy học bộ môn Lịch sử THCS và THPT như sau:
I. NHIỆM VỤ CHUNG:
Củng cố kết quả đạt được trong việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, thực hiện dạy và học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học bộ môn Lịch sử nhằm tạo sự chuyển biến trong phương pháp giảng dạy, học tập để không ngừng nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1. Về nội dung giảng dạy:
– Trong năm 2010, nhân dân ta sẽ kỷ niệm những ngày lịch sử quan trọng: 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đặc biệt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nộ, do vậy cần gắn nội dung, ý nghĩa của các sự kiện trọng đại này trong dạy – học phần lịch sử Việt Nam, nhất là thời kỳ từ khi thành lập Đảng CSVN đến nay, xem đây là một trong những trọng tâm của chương trình. Phần Lịch sử thế giới tuy không được nhấn mạnh bằng lịch sử dân tộc nhưng trong quá trình giảng dạy phải đảm bảo để học sinh (HS) nắm vững yêu cầu, kiến thức cơ bản của toàn bộ chương trình, trong đó chú ý lịch sử các nước Đông Nam Á, lịch sử Trung Quốc.
– Trong quá trình giảng dạy, giáo viên (GV) lưu ý:
+ Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, hiện đại, có hệ thống về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 2000 theo yêu cầu của từng cấp học.
Về lịch sử thế giới, nắm những sự kiện lịch sử cơ bản, tiêu biểu cho những bước phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng của lịch sử thế giới từ cổ đại đến nay, đặc biệt những sự kiện chính trị- xã hội lớn, những nền văn minh tiêu biểu, lịch sử các nước trong khu vực và các sự kiện liên quan đến quá trình lịch sử nước ta.
Về lịch sử Việt Nam, hiểu những nét chính, vững chắc, có hệ thống về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc trên cơ sở nắm được những sự kiện nổi bật của từng thời kỳ, nội dung chủ yếu của mỗi giai đoạn lịch sử nước ta, mối quan hệ giữa Việt Nam với thế giới, đặc biệt từ đầu thế kỷ XX đến nay.
+ Đầu tư thời gian để soạn giảng tốt các tiết sơ kết, tổng kết nhằm củng cố, hệ thống hoá kiến thức bộ môn. Đối với các tiết ôn tập, GV cần dựa vào tài liệu giáo khoa và tình hình học tập của mỗi lớp để xây dựng nội dung và hướng dẫn học sinh chuẩn bị nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
2. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Quan điểm chủ đạo của chương trình môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung là xuất phát từ đặc trưng bộ môn, từ đặc điểm của quá trình nhận thức quá khứ, tận dụng mọi phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS.
Trong quá trình giảng dạy cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm của các thông tin về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Trước hết, GV phải trình bày sinh động, giàu hình ảnh. Đó là tường thuật, miêu tả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Văn Diễn
Dung lượng: 94,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)