Huong dan thuc hien chuan kien thuc-ki nang

Chia sẻ bởi Hoàng Đức Chung | Ngày 26/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Huong dan thuc hien chuan kien thuc-ki nang thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
Sở GD&ĐT Phú Thọ

Tập huấn

Hướng dẫn Thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng của ctgdpt thông qua một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực

Môn: lịch sử

Việt trì, ngày 09-10/10/2010
HOẠT ĐỘNG 1
Lý do ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT (KT-KN)
1. Mục tiêu:
Học viên biết được nguyên nhân phải tập huấn hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN
-HV có được tài liệu chứa đựng chuấn KT-KN của chương trình; khai thác trong dạy học; cách thức đạt được mục tiêu dạy học; không bị lệ thuộc hoàn toàn vào SGK.
-Thống nhất được mục tiêu dạy học; giúp cho công tác chỉ đạo định hướng, kiểm tra, đánh giá thống nhất.
2. Kết quả mong đợi:
-HV biết được tập huấn hướng dẫn thực hiện KT-KN
-Dựa vào chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu của bài học.Thống nhất trên phạm vi cả nước, giảm lệ thuộc vào SGK khi giảng dạy.
- HV hiểu rõ mục tiêu của đợt tập huấn
.Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp thành 4 nhóm tổ chức hướng dẫn học viên làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi :
+ Các thày cô có biết Chương trình GDPT và chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT không? Hãy cho biết cấu trúc tài liệu đó?
+ Các thày cô sử dụng chương trình GDPT như thế nào trong dạy và học?
+ Thày cô sử dụng SGK như thế nào trong dạy học? Nội dung kiến thức có quá tải không?
+Hãy cho biết mối quan hệ giữa chương trình GDPT với SGK, SGV và bài soạn của các thày cô?
+ Nội dung bài giảng trên lớp của thày cô dựa vào đâu : Chương GDPT, SGK, SGV?

Thụng tin ph?n h?i
- Trong thực tế dạy học mấy năm gần đây nhiều GV coi SGK là pháp lệnh, cố dạy làm sao cho hết nội dung SGK, không dám bỏ bất kì nội dung nào của SGK dẫn đến tình trạng quá tải trong dạy học bộ môn Lịch sử, HS không hứng thú học tập.
- Chương trình GDPT đã được ban hành và triển khai đến tất cả các trường và giáo viên phổ thông. Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn cất kín cuốn chương trình GDPT không sử hoặc sử dụng không có hiệu quả.
- Tình trạng dạy ôm đồm, quá tải trong các giờ học Lịch sử ở trường phổ thông đang diễn ra.
- Trong quá trình dạy học nhiều giáo viên trong tổ bộ môn chưa thống nhất trong việc dạy như thế nào? Dạy những nội dung gì? Rèn luyện những kĩ năng gì đối với học sinh...dẫn đến tình trang chưa thông nhất với nhau về kiến thức và kĩ năng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học.
Trong kiểm tra đánh giá học sinh giáo viên chưa thống nhất trong việc kiểm tra nội dung kiến thức về khối lượng cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kĩ năng.
- Trong dự giờ giáo viên của các cấp quản lý giáo dục cũng chưa thống nhất trong tiêu chí đánh giá giáo viên về kiến thức, kĩ năng của giờ dạy.
- Tất cả những nguyên nhân trên sớm cần có hướng dẫn chương trình GDPT để giải quyết những bất cập nêu trên.
- Việc biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên.
HO?T D?NG 2
Tỡm hi?u c?u trỳc c?a t�i li?u Hu?ng d?n th?c hi?n chu?n ki?n th?c, ki nang c?a chuong trỡnh giỏo d?c ph? thụng
1. M?c tiờu:
-HV hi?u du?c c?u trỳc c?a t�i li?u t? dú t?o di?u ki?n cho vi?c s? d?ng tu li?u du?c t?t hon
- Bi?t du?c m?i quan h? gi?a cỏc don v? ki?n th?c
2. K?t qu? mong d?i:
-HV hi?u du?c c?u trỳc c?a tu li?u
-Xõy d?ng du?c so d? c?u trỳc c?a tu li?u
3. Tài liệu cần:
-Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Lịch sử (một lớp cụ thể)

4. Tổ chức thực hiện
HV đọc toàn bộ tài liệu, làm việc theo nhóm hoặc cá nhân (có trao đổi) để trả lời các câu hỏi GV yêu cầu :
-Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng gồm mấy phần?
- Cấu trúc như thế nào?
- Nội dung tài liệu viết dựa trên cơ sở nào?
- Sö dông kÜ thuËt lµm viÖc nhãm ®Ó thùc hiÖn ho¹t ®éng
Thông tin phản hồi
Tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông Có cấu trúc như sau:
1.Lời giới thiệu tài liệu
2.Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông bao gồm:
-Giới thiệu chung về chuẩn: khái niệm về chuẩn, những yêu cầu cơ bản của chuẩn
-Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT: Chuẩn kiến thức của chương trình môn học, chuẩn kiến thức của một đơn vị kiến thức, những đặc điểm của chuẩn.
3.Các mức độ về chuẩn kiến thức, kĩ năng : Về kiến thức, kĩ năng
4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá.
-Chuẩn kiến thức kĩ năng là căn cứ:
+Biên soạn SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học, đánh giá, đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá.
+Chỉ đạo quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.
+Xác định mục của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục.
+Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.
-Nêu những yêu cầu khi biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng.
-Nêu yêu cầu khi dạy học cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng: yêu cầu chung, yêu cầu đối với cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.
-Yêu cầu về kiểm tra đánh giá trên cơ sở dựa vào hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng .
HOẠT ĐỘNG 3
Tìm hiểu nội dung, hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng
1. Mục tiêu:
- Học viên nắm và hiểu được nội dung của toàn bộ hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT.
-Biết được các loại bài, các bài khó
2. Kết quả mong đợi:
-Hiểu được nội dung của tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT
- Biết cách sử dụng chuẩn KT-KN kết hợp với chương trình và SGK (thông qua các chủ đề KT-KN biết tách nội dung chủ đề cho phù hợp với bài dạy và tiết dạy, soạn bài, lên lớp, kiểm tra đánh giá,…Biết sử dụng SGK để minh họa cho mục tiêu của chuấn KT-KN)
-Thấy được sự cần thiết phải dạy học theo Chương trình và Hướng dẫn chuẩn KT-KN.
5. Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HV đọc chương trình GDPT; tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT; SGK, SGV nêu những yêu cầu sau:
- Nội dung tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT dựa trên cơ sở nào?
- Sự giống và khác nhau giữa chương trình GDPT; tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT; SGK, SGV.
- Nêu những nội dung của tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT.
-HV Làm việc theo nhóm, thực hiện các nội dung theo hướng dẫn của GV

THÔNG TIN PHẢN HỒI
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn Lịch sử, cần tập trung vào một số vấn đề như sau:
Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học bộ môn Lịch sử
Khi sử dụng tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn Lịch sử để dạy học.Giáo viên cần thực hiện theo yêu cầu sau:
- Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học, Giáo viên đối chiếu giữa tài liệu Hướng dẫn Chuẩn kiến thức kĩ năng với SGK để xác định bài, mục kiến thức nào là kiến thức cơ bản, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm, đồng thời xác định những kĩ năng cần hình thành cho học sinh. Ví như khi dạy nội dung về Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930,
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK; việc khai thác sâu kiến thức trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Chẳng hạn, khi dạy nội dung Phong trào dân chủ 1936-1939.
- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh. Cần chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niền vui, hứng khởi nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.

- Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Tùy theo trình độ nhận thức của HS, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình. Như GV tổ chức các hoạt động cá nhân, nhóm, làm việc cả lớp để nắm vững nội dung, sự kiện lịch sử.
- Với tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên hoàn toàn có thể thoát ly sách giáo khoa, thậm chí sử dụng những nguồn tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy, chỉ cần không đi chệch ra ngoài chương trình. Giáo dục căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng để đặt ra yêu cầu cụ thể đối với HS trong quá trình học tập.
- Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu về kiến thức, kĩ năng qua đó phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng thực hành của học sinh như lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật lịch sử, vẽ sơ đồ, biểu đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử, viết và trình bày báo cáo kết quả.

- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS đối với học tập bộ môn lịch sử như dạy học trên lớp, dạy học tại thực địa, dạy học bảo tàng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề…qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.
- Dạy học theo hướng dẫn Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng các kiến thức lịch sử, các qui luật bài học lịch sử vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
- Trong việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, giáo viên, học sinh tích cực làm đồ dùng, thiết bị dạy học; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lí.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dạy học bám sát Chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong Chương trình. Giữa các đối tượng HS khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về mức độ.
HOẠT ĐỘNG 4
Tìm hiểu phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
1. Mục tiêu:
Giúp HV hiểu khái niệm về PPDH tích cực
- Biết được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
- Biết vận dung các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học bộ môn
2. Kết quả mong đợi:
- HV hiểu được khái niệm về PPDH tích cực
- Biết cách sử dụng PPDH tích cực trong dạy học bộ môn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
3.Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HV trao đổi thảo luận các câu hỏi sau:
- Thế nào là phương pháp dạy học tích cực?
- Nêu các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực mà HV biết.
- Sö dông kÜ thuËt nhãm, ®iÒn khuyÕt ®Ó thùc hiÖn
Thông tin phản hồi
1. Định h­ớng đổi mới ph­ơng ph¸p dạy học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết TW4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12-1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010, được cụ thể hoá trong các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010, điều 28.2, đã nêu rõ “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
- Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giáo viên viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, chống lại lối dạy đọc chép, thói quen học tập thụ động.
- Tuy nhiên, cần phải nhận thức đúng rằng đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống của bộ môn Lịch sử (trình bày miệng, miêu tả, tường thuật...) mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại.
2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực môn lịch sử
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS
Trong phương pháp tổ chức dạy học lịch sử, học sinh là đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, hướng dẫn, thông qua đó các em tự lực khám phá những điều mình chưa biết trên cơ sở kiến thức đã biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên cung cấp. Học sinh được đặt vào những tình huống học tập và của đời sống thực tế, các em trực tiếp tiếp xúc với các nguồn sử liệu, được trao đổi, thảo luận, được suy nghĩ, làm việc và giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó tự khám phá được kiến thức, kĩ năng mới, đồng thời vừa biết được phương pháp “tìm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình.
Dạy học theo phương pháp này, giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động và định hướng thái độ cho học sinh. Nội dung và phương pháp dạy học không chỉ phải giúp cho từng học sinh biết, hiểu kiến thức mà còn giúp các em hành động và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống đòi hỏi.

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu học sinh các sự kiện, nhân vật, thời gian... Mà phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp học tập ngay từ khi các em häc tiÓu häc và càng lên cấp học cao hơn càng phải được chú trọng.
Trong các phương pháp học tập thì mấu chốt là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội. Vì vậy, phát triển tự học lịch sử trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong học tập, không phải mọi tri thức kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi học sinh được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó các em nâng mình lên một trình độ mới.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp. Nhóm nhỏ thường từ 4 đến 6 học sinh. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.Tuy nhiên, trong hoạt động theo nhóm sẽ có hiện tượng ỷ lại, trông chờ vào bạn, nếu không kịp thời uốn nắn, điều chỉnh thì giờ học sẽ chỉ có một số học sinh trong nhóm, lớp tính cực làm việc, còn những học sinh khác thì không. Làm sao trong giờ học mọi học sinh trong nhóm, lớp đều được suy nghĩ nhiều, làm nhiều và phát biểu nhiều về các vấn đề nội dung bài học mà học sinh cần tiếp thu.
Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh.
- Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HS
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy - đánh giá góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh.Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau.Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
Như vậy, từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh độc lập hoặc theo nhóm để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
3.Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
Đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở từng trường, từng địa phương và năng lực của giáo viên. Theo hướng nói trên, trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nên quan tâm phát triển một số phương pháp và kĩ thuật dạy học dưới đây.
Thứ nhất, tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử đối với học sinh
Trước hết, cần phải kể đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử...
Bên cạnh đó, cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn, mô hình vật thật, phim đèn chiếu, phim video...
Cần tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để học sinh có được phương thức lĩnh hội lịch sử một cách cụ thể, giàu cảm xúc, được trực tiếp quan sát các hiện vật lịch sử, được nghe báo cáo tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho học sinh như đang “trực quan sinh động” quá khứ có thực mà hiện không có.

Thứ hai, tổ chức có hiệu quả phương pháp hỏi, trả lời, trao đổi
Đây là phương pháp mà trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
Có ba mức độ hỏi và trả lời vấn đáp: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh họa và vấn đáp tìm tòi. Vấn đáp tái hiện nhằm kêu gợi những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm, vấn đáp giải thích minh hoạ làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra để hiểu sâu cụ thể; vấn đáp tìm tòi để phát hiện vấn đề mới, phù hợp với trình độ học sinh.
Thứ ba, tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo một chuỗi những tình huống vấn đề và điều kiển hoạt động của HS nhằm tự lực giải quyết những vấn đề đặt ra
- Đặc trưng của PPDH nêu vấn đề:
+ Nêu vấn đề (Tạo tình huống có vấn đề): được tạo bởi mâu thuẫn giữa điều HS đã biết với điều ch­a biết, từ đó kích thích tính tò mò, khao khát giải quyết vần đề đặt ra.
+ Phát biểu vấn đề
+ Giải quyết vấn đề
+ Kết luận : khảng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
- Thực hiện trong dạy học Lịch sử: GV có thể tạo tình huống có vấn đề và tổ chức cho HS giải quyết vấn đề cho toàn bộ giờ học, hoặc cho từng phần của giờ học. Những vấn đề mâu thuẫn như sau:
Mâu thuẫn những điều chưa biết và đã biết của HS về một sự kiện
Mâu thuẫn về việc tìm hiểu nguồn gốc nảy sinh sự kiện
Mâu thuẫn trong cách nhận xét, đánh giá về các sự kiện
Trong khi tổ chức HS tìm hiểu kiến thức mới GV hướng dẫn HS giải quyết các vấn đề như:
Giải quyết vấn đề nguồn gốc, hoàn cảnh, cơ sở dẫn đến các sự kiện lịch sử.
Nêu và khẳng định giá trị về các sự kiện tiêu biểu.
Nhận xét, đánh giá vị trí vai trò của các sự kiện
Thứ tư, tổ chức dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là mới với đa số giáo viên. Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp cùng tham gia, nó như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng học sinh với sự việc chung của cả lớp.
Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm, là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học,
- Thứ năm, dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được qui định trong chương trình GDPT
Thực tế dạy học hiện nay ở các trường Trung học phổ thông rất nhiều giáo viên không quan tâm đến Chương trình, thậm chí nhiều giáo viên không biết đến CTGDPT mà chỉ chú ý đến SGK. GV chưa nắm vững được nhận thức hết sức quan trọng đó là chương trình mới là “pháp lệnh”, còn SGK chỉ là cụ thể hoá của chương trình và là tài liệu cơ bản cho HS học tập. Trong khi đó, GV chỉ theo SGK và coi đó là “pháp lệnh”, cố dạy hết tất cả những nội dung có trong SGK dẫn đến tình trạng quá tải trong từng giờ học. Trong thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều GV dạy hết giờ nhưng không thể nào hết được bài bởi vì không xác định được đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức trong tâm của bài học.
Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học hiện nay là GV phải bán sát chuẩn kiến thức kĩ năng được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông, thông qua nội dung của SGK để xác định và lựa chọn những nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của từng bài học giúp các em học sinh nắm vững những nội dung lịch sử đó với tinh thần “ít nhưng mà tinh, còn hơn nhiều mà thô”.
Ngoài ra các phương pháp nêu trên trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông giáo viên có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học sau:
- Kĩ thuật điền khuyết:
Cho đoạn trích về một vấn đề lịch sử, ý nghĩa, nội dung lịch sử, các nhận định, kết quả… nhưng chưa đầy đủ yêu cầu học sinh phải một từ hay một cụm từ để điền vào chỗ trống theo yêu cầu đặt ra.
Lưu ý, khi sử dụng kĩ thuật này tránh sử dụng những câu đúng nguyên mẫu trong SGK. Những câu này thường cần đến ngữ cảnh của chúng nếu muốn chúng có ý nghĩa.
Nên nói thẳng, rõ ràng. Trong những câu hỏi buộc phải điền thêm vào các câu, không nên để quá nhiều khoảng trống làm cho các câu trở thành khó xử lí.
- Kĩ thuật mảnh ghép : Thường được trình bày dưới dạng một bảng thống kê bao gồm hai cột: cột thời gian- cột sự kiện, hay cột nhân vật với cột sự kiện, cột sự kiện với địa danh lịch sử… tuy nhiên trình bày không đúng, học sinh phải ghép các cột sao cho đúng theo yêu cầu đặt ra.

- Kĩ thuật ghi các kết quả tổng hợp ra giấy: Cho phép học sinh có một vài phút để trả lời những câu hỏi ra giấy, chẳng hạn: Hôm nay em thấy học cái gì là quan trọng nhất? Câu hỏi quan trọng nào chưa được trả lời? (hoặc có thể các câu hỏi khác, tùy trường hợp). Điều này nâng cao chất lượng của tiến trình học tập và cung cấp cho giáo viên các phản hồi từ học sinh về những chủ đề mà giáo viên đưa ra.
- Kĩ thuật đặt tiêu đề: Cho đoạn trích về nội dung lịch sử, vấn đề lịch sử, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân...Tuy nhiên, không cho biết tên tiêu đề, yêu cầu học sinh phải đọc hiểu được nội dung và đặt tên của tiêu đề.
Hoạt động 5
Hướng dẫn dạy học theo chuẩn KT-KN với việc thiết kế giáo án Lịch sử
1. Mục tiêu:
-Học viên thực hành soạn giảng một bài hoặc một nội dung của bài; biết xác định đúng mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học
-Học viên biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN, SGK để soạn bài
-Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật dạy học đã học vào bài soạn
2. Kết quả mong đợi:
-HV soạn giảng được một bài hoặc một trích đoạn biết xác định đúng nội dung chuẩn KT-KN, biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN kết hợp với SGK trong quá trình soạn bài.
-Vận dụng được các kĩ thuật đã học để thiết kế các hoạt động của bài giảng.
-Trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề học viên còn vướng mắc

Tài liệu cần:
-Sách giáo khoa, HD thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của lớp 6,7,8,9

Tổ chức thực hiện
-GV yêu cầu mỗi nhóm HV thiết kế và trình bày một giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
-GV thiết kế giáo án phải bám sát chuẩn KT-KN
-Thể hiện được yêu cầu của đổi mới PPDH.
-Phù hợp với điều kiện vùng miền
-Thể hiện đúng cấu trúc thiết kế giáo án bộ môn Lịch sử
-Nhiều loại bài khác nhau.
Hoạt động 6
Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN với việc biên soạn đề kiểm tra, đánh giá
1. Mục tiêu:
-Học viên biên soạn được các loại đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì, tốt nghiệp bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Học viên biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN, SGK để biên soạn đề kiểm tra
2. Kết quả mong đợi:
-HV biên soạn một số đề kiểm tra và sử dụng HD chuẩn KT-KN kết hợp với SGK trong quá trình soạn đề.
-Trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề học viên còn vướng mắc
Tổ chức thực hiện
Mỗi nhóm HV biên soạn được các loại đề kiểm tra : 15 phút, 1 tiết, học kì, tốt nghiệp.

- Đề kiểm tra theo yêu cầu sau:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
+Phù hợp vùng miền.
+Có các hình thức : trắc nghiệm, tự luận, tự luận với câu hỏi mở.

THÔNG TIN PHẢN HỒI
Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn Lịch sử trong kiến tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Lịch sử, cần phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sát, đúng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng sau mỗi bài, mỗi chủ đề (chương), mỗi lớp hay cấp học. Tránh tình trạng không thống nhất giữa dạy học và kiểm tra đánh giá. Chẳng hạn Chương trình Giáo dục phổ thông ở chủ đề Việt Nam từ 1930 đến 1945 trong nội dung Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước mức độ kiến thức cần đạt được là “ phân tích được sự sáng suốt của Đảng trong việc chớp thời cơ phát động khởi nghĩa, nắm khái quát tổng khởi nghĩa của nhân dân trong cả nước, trình bày diễn biến chính khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn” thì trong câu hỏi kiểm tra học sinh GV viên cũng chỉ tập trung yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi xung quanh các vấn đề trên tránh quá tải, không bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.
Việc kiểm tra thường xuyên (bao gồm kiểm tra miệng cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét), kiểm tra định kì (viết 15 phút, kiểm tra 1 tiết và học kì) phải theo hướng đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong Chương trình THCS môn Lịch sử đồng thời có khả năng phân hoá cao.
Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập.
Cần khắc phục tình trạng nặng về kiểm tra ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (ngày tháng, sự kiện, nhân vật lịch sử…); tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi trình bày, hiểu biết và tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước.
HOẠT ĐỘNG 7
Trao đổi thảo luận vµ tháo gỡ khó khăn trong giảng dạy và ôn tập
1. Mục tiêu:
-Giúp GV tháo gỡ những khó khăn trong việc ôn tập.
-Giáo viên có được phương pháp, hiểu dược nội dung và cách thức ôn tập .
2. Kết quả mong đợi:
-GV được trang bị về phương pháp, nội dung hướng dẫn học sinh ôn tập
-GV có thể triển khai phương pháp, cách thức ôn tập đến học sinh.
3. Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu GV nêu những khó khăn trong việc ôn tập.
-GV trao đổi, giải đáp.
-Sö dông kÜ thËt nhãm, kÕt hîp c¸ nh©n ®Ó thùc hiÖn

Thông tin phản hồi
Một số lưu ý khi ôn tập môn Lịch sử
Cần nắm vững nội dung lịch sử là yêu cầu quan trọng bậc nhất để đạt được kết quả .
Việc nắm vững nội dung lịch sử để làm bài không phải chỉ là ghi nhớ sự kiện, dù đây là điều kiện đầu tiên, không thể thiếu khi học lịch sử cũng như học bất cứ môn học nào. Cần phải biết, ghi nhớ sự kiện chính xác, cơ bản khi làm bài. Điều chủ yếu không phải là học thuộc lòng sự kiện, nhồi nhét, mà phải có phương pháp tiếp cận, ghi nhớ sự kiện để hiểu và vận dụng sự kiện để liên hệ với các sự kiện khác hoặc các vấn đề thời sự đang diễn ra.
Cùng với đó là cần nắm được kiến thức cơ bản của chương trình học, học lịch sử không phải là những sự kiện đơn lẻ mà yêu cầu của việc học lịch sử học sinh cần phải nắm hệ thống kiến thức có liên quan đến một chủ đề nào đó.
Trong khi nắm kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử, thí sinh cần hiểu biết lịch sử một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực của quá khứ – KT, CT, XH, VH-GD, tư tưởng,… chứ không chỉ tập trung vào diễn biến quân sự, cách mạng. Một điều cần lưu ý là nội dung chương trình lịch sử ở trường phổ thông gồm có 2 khoá trình riêng, song lại quan hệ chặt chẽ với nhau: lịch sử Việt Nam và lịch sử Thế giới. Thông thường học sinh không biết liên kết kiến thức của hai khoá trình này để hiểu sâu sắc hơn các vấn đề lịch sử.
Ví như, đề thi nói về hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào dân chủ trong những năm 1936-1939 đòi hỏi thí sinh không chỉ hiểu biết tình hình nước ta lúc bấy giờ mà cần thấy rõ những sự kiện của lịch sử thế giới lúc bấy giờ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam như: sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra, chủ trương của Quốc tế cộng sản, thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp…
Trên cơ sở kiến thức cơ bản, toàn diện về lịch sử (dân tộc và thế giới) như vậy, thí sinh cần nắm một số vấn đề chủ yếu và dự đoán những vấn đề sẽ gặp trong các đề thi. Thật ra trong khuôn khổ chương trình lịch sử – nội dung cơ bản của các đề thi kiểm tra cũng chỉ xoay quanh một số vấn đề. Dĩ nhiên, từ những vấn đề chủ yếu này lại có nhiều khía cạnh khác nhau để ra đề kiểm tra.
Ví như, xung quanh vấn đề thành lập Đảng, có rất nhiều nội dung cho đề thi: quá trình chuẩn bị về mặt tổ chức, tư tưởng, cán bộ cho việc thành lập Đảng, Hoàn cảnh dẫn đến việc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng, Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng, Nội dung của bản Chính cương Vắn tắt Sách lược Vắn tắt, ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời...
Do đó, trong học thi không phải là “đoán mò”, “học tủ” mà chủ yếu là nắm vững những vấn đề cơ bản để có thể “ứng phó” với mọi “tình huống” được đặt ra.
HOẠT ĐỘNG 8
Triển khai công tác tập huấn tại địa phương
1. Mục tiêu:
-Giúp GV và cán bộ quản lý giáo dục biết được nội dung, phương pháp, cách thức và nhiệm vụ của mình triển khai công tác tập huấn ở địa phương mình sau đợt tấp huấn của Së.
2. Kết quả mong đợi:
-GV được trang bị về phương pháp, nội dung, cách thức tổ chức tấp huấn tại địa phương.
-GV có thể triển khai nội dung tập huấn tại địa phương mình.
3. Tổ chức thực hiện
-Yêu cầu học viên nêu những nội dung, phương pháp, cách thức tập huấn ở địa phương .
-GV trao đổi triển khai nội dung phương pháp, cách thức tập huấn ở địa phương .
-Sö dông kÜ thËt hái ®¸p ®Ó thùc hiÖn
Thông tin phản hồi
-Nội dung và hình thức tập huấn ở các địa phương cần tiến hành như Së đã tập huấn cho giáo viên cốt cán.
-Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của GV, giảng viên nói ít, tạo điều kiện cho tất cả GV đều được suy nghĩ nhiều, làm nhiều và nói nhiều.
-Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn.
-Phát huy tính chủ động sáng tạo của GV trong đợt tập huấn.
-Cuối cùng GV biết nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng và biết dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn.
1. Đối với cán bộ quản lý.
-Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ th«ng của Đảng, Nhà nước; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành trong chương trình SGK. PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
-Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn KT-KN trong chương trình GDPT, đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
-Có biện pháp quản lý và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả; bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
-Động viên khen thưởng kịp thời…
2. Đối với giáo viên
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK
- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh.
-Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
-Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu về kiến thức, kĩ năng.
-Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.
- Trong việc d�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đức Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)