HƯỚNG DẪN THI VÀO 10; NGỮ VĂN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phuong | Ngày 07/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: HƯỚNG DẪN THI VÀO 10; NGỮ VĂN thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:



ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI VÀO THPT MÔN NGỮ VĂN VÀ RA ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN


Phần I. Cấu trúc đề thi
Không có trắc nghiệm khách qnan mà chỉ có tự luận.
Không yêu cầu học sinh viết thành văn bản có bố cục ba phần mà chỉ yêu cầu viết đoạn văn
Đề bài thường được chia làm hai phần, theo tỉ lệ :
+ Phần I (3 điểm)
+ Phần II (7điểm)
Hoặc ngược lại. Nếu phần I là kiểm tra về thơ thì phần II sẽ là kiểm tra về truyện hoặc ngược lại


Nội dung kiểm tra :
+Kiến thức văn học :mỗi phần sẽ kiểm tra một văn bản cụ thể chủ yếu trong trương trình Ngữ Văn lớp 9
+ Kiến thức Tiếng Vịêt, Tập làm văn: xuyên suốt toàn bộ kiến thức cấp THCS


Hệ thống câu hỏi được tích hợp giữa kiến thức Văn học - Tiếng Việt - Tập làm văn theo tích hợp ngang và tích hợp dọc
Hệ thống câu hỏi được xây dựng theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao
Các câu hỏi thường là :
+ Kiểm tra phần học thuộc lòng đoạn thơ, bài thơ của học sinh
+ Tóm tắt tác phẩm
+ Nêu tên tác giả , tác phẩm ,hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
+ Giải thích nhan đề tác phẩm


Ngoài ra còn có các kiểu câu hỏi cho từng dạng cụ thể như sau
Kiểm tra phần thơ:
+ Trích một câu thơ , yêu cầu viết tiếp một đoạn thơ hoặc trích dẫn một đoạn thơ
+ Giải nghĩa một từ hoặc một ngữ nào đó
+ Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả
+ Yêu cầu viết đoạn văn có nội dung hoặc câu chủ đề cho sẵn (liên quan đé đoạn thơ đã cho ở phía trên) trong đoạn văn có kèm theo những yêu cầu về kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn
+ Câu thơ … gợi nhớ đến câu thơ nào? trong tác phẩm nào? của ai? hoặc kể tên những tác phẩm cùng viết về đề tài …trong thời kì …






Kiểm tra phần truyện
Cho một đoạn trích trong tác phẩm , yêu cầu:
+ Lời của ai ? Nói trong hoàn cảnh nào? Em hiểu gì về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này?
+ Đây là lời đối thoại hay độc thoại?
+ Tìm lời dẫn trực tiếp….




+Nêu tình huống cơ bản của truyện?
+ Nêu chi tiết nghệ thuật đặc sắc ? Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật đó?
+ Tìm những hình ảnh có tính chất biểu tượng…
+ Chỉ ra những nghịch lí…?
+ Tìm những tác phẩm có cùng ngôi kể?
+ Kể tên những tác phẩm viết về cùng đề tài…trong giai đoạn?
+ Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật hoặc giới thiệu về nhân vật.



Với những câu hỏi không yêu cầu viết đoạn văn, học sinh cần:
+ Không diễn đạt rườm rà, không cần trả lời văn vẻ
+ Trả lời chính xác đúng trọng tâm câu hỏi.
+ Câu trả lời cần đầy đủ theo kết cấu chủ-vị
Với câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn, học sinh cần:
+ Đảm bảo đúng yêu cầu về hình thức: hình thức của một đoạn văn, cách trình bày nội dung đoạn văn, những yêu cầu kiến thức về Tiếng Việt, Tập làm văn, số câu đảm bảo đúng quy định
+ Đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung: đủ ý, đảm bảo tính liên kết chặt chẽ, diễn đạt mượt mà
Phần II. Những yêu cầu khi chấm thi



3.1. Ôn tập
- Giáo viên cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của SGD
Chuẩn bị tốt cho học sinh kiến thức về phần Tiếng Việt và Tập làm văn một cách có hệ thống
Trong quá trình dạy phần đọc- hiểu văn bản giáo viên cần có ý thức tích hợp ngang, dọc theo định hướng đề hay ra
Giáo viên cần thâu tóm các kiến thức cơ bản cần có trong một đoạn thơ, đoạn văn, nhân vật…yêu cầu học sinh phải ghi nhớ các kiến thức đó
Rèn kĩ năng viết đoạn cho học sinh
Giáo viên cần xác định đúng trọng tâm kiến thức trong chương trình và ôn kĩ hơn về phần đó.
Phần 3. Định hướng ôn tập và ra đề kiểm tra


3.2 Ra đề kiểm tra
Lớp 6,7,8 cấu tạo đề vẫn chia làm 2 phần: Trắc nghiệm khách quan và tự luận, xây dựng theo ma trận. Giáo viên cần có định hướng chuẩn bị cho học sinh tiếp cận với các dạng câu hỏi mà SGD ra.
Lớp 9 : Đề kiểm tra chất lượng, kiểm tra 1 tiết văn học, giáo viên cần xây dựng theo cấu trúc đề của SGD hà Nội
Kĩ năng viết đoạn văn
+ Đảm bảo đúng yêu cầu về hình thức
+ Đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung :
Xác định được chủ đề của đoạn văn
Triển khai thành các ý cụ thể
Xác định kiểu diễn đạt câu chủ đề
Viết theo yêu cầu phần Tiếng Việt
GV cần yêu cầu học sinh lập ý trước khi thực hiện viết đoạn văn
Nên đánh dấu thứ tự các câu
Các yêu cầu về kiến thức phần Tiếng Việt cần được thể hiện rõ bằng gạch chân hoặc tuỳ theo yêu cầu của đề bài




Luyện tập giải quyết các câu hỏi tự luận trong đề thi
Kiểu câu hỏi viết đoạn văn về nhân vật( có yêu cầu về kiểu đoạn, ngữ pháp, số lượng câu)
- Xác định các đặc điểm nhân vật thông qua bài giảng
- Ghép những đặc điểm nhỏ thành đặc điểm lớn
- Viết câu khái quát về nhân vật dựa trên các đặc điểm đã xác định
- Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp
- Xác định số lượng câu theo yêu cầu đề triển khai các ý cho khớp
- Kết nối thành đoạn văn

Ví dụ : Viết một đoạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
Học sinh cần :
Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi : Cảm nhận về nhân vật Phương Định – cô thanh niên xung phong tronhg kháng chiến chống Mĩ.
Viết đoạn văn khoảng 15 câu
Xác định khái quát những đặc điểm về nhân vật Phương Định : Phương Định là hình tượng nhân vật chính trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi đã được nhà văn Lê Minh Khuê khắc hoạ rõ nét qua vẻ đẹp ngoại hình và nội tâm sâu sắc.
- Xác định ý chính cần có khi nói về hình tượng nhân vật Phương Định



*Có tâm hồn trong sáng
+ Nhạy cảm, mơ mộng
Là cô gái trẻ đến từ Hà nội, từng có một thời hồn nhiên vô tư
Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức( tự đánh giá mình là một cô gái khá...); biết mình được nhiều người để ý, tự hoà nhưng không vồn vã mà tỏ ra kín đáo tưởng như kiêu kì.
Hay nhớ về kỉ nệm, tìm thấy sự thú vị ngay cả trong công việc nguy hiểm
+ Hồn nhiên yêu đời
Thích hát và thuộc nhiều lời bài hát
Vui thích cuồng cuống tận hưởng cơn mưa đá đến bất ngờ




*Có phẩm chất anh hùng
Có tinh thần trách nhiệm trong công việc
Dũng cảm gan dạ
Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng
Thương yêu những người đồng đội của mình
-> Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm tưởng chừng như yếu đuối của Phương Định trở thành bản lĩnh của người anh hùng cách mạng.



2.Kiểu câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn về một đoạn thơ đặc sắc( Có yêu cầu về kiểu đoạn, ngữ pháp, số lượng câu)
Học sinh cần:
- Xác định kiến thức chính thuộc nội dung khổ thơ đề yêu cầu phân tích
+ Nội dung khái quát của đoạn thơ
+ Các ý cụ thể cần có
Xác định số lượng câu mà đề yêu cầu triển khai các ý cho khớp về số lượng
- Tạo câu theo yêu cầu về ngữ pháp
- Kết nối các câu thành đoạn và tiến hành sửa để hoàn chỉnh đoạn văn.


Ví dụ : Cho đoạn thơ :
Trăng cứ tròn vạnh vạnh
.......................................
.......................................
Đủ cho ta giật mình
Viết đoạn văn theo cách tổng hợp- phân tích - tổng hợp có độ dài khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đó có sử dụng một câu cảm thán, một lời dẫn trực tiếp .
Yêu cầu:
Xác định kiến thức chính có trong đoạn thơ: Khổ thơ cuối thể hiện những suy ngẫm và triết lí của nhà thơ qua hình tượng trăng
Xác định các ý cụ thể cần có:


+Trăng trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi. “Trăng tròn vành vạnh” biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ, dù cho con người thay đổi” “vô tình”
+ Ánh trăng còn được nhân hoá “ im phăng phắc” gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của người bạn thuỷ chung, tình nghĩa.
+ Sự im lặng ấy làm nhà thơ “giật mình”thức tỉnh, cái giật mình của lương tâm, thật đáng trân trọng, nó thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn
+ Dòng thơ cuối dồn nén biết bao lời tâm sự, lời sám hối ăn năn không cất nên lời vì thế càng trở nên ám ảnh day dứt
+ Qua đó nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta về một lẽ sống, về một đạo lí ân nghĩa thuỷ chung.



Mỗi ý trên triển khai thành 2-3 câu
- Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp
+ Câu cảm bộc lộ cảm xúc người viết về bài học đạo lí mà đoạn thơ đã đem lại
+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Phần trích thơ trong ngoặc kép
Kết nối các câu thành đoạn và tiến hành sửa chữa để hoàn chỉnh đoạn văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phuong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)