Hướng dẫn sử dụng Flash
Chia sẻ bởi Vũ Vân Phong |
Ngày 14/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn sử dụng Flash thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
NÚT ĐIỀU KHIỂN
Các nút điều khiển được sử dụng để điều khiển một đoạn phim trong Flash, để nhảy đến các phần trong đoạn mô phỏng.
1. Nút Play:
Giả sử ta có một chuyển động của con ong. Bây giờ tôi hướng dẫn các bạn tạo nút điều khiển chuyển động của con ong.
Tạo một lớp mới (Layer) đặt tên là action:
Chọn Frame 1, nhấn F9 để vào cửa sổ action. Sau đó các bạn gõ câu lệnh sau:
stop( );
(chú ý: có phân biệt chữ hoa chữ thường)
Câu lệnh trên để đoạn phim dừng ngay từ khung hình đầu tiên đợi ta ra lệnh mới chạy tiếp.
Tạo một lớp mới để chứa nút và đặt tên là nut.
Vào menu Windown/Common Libraries/ Buttons, lúc này bảng Library- Button hiện ra, trong bảng này đã có sẵn rất nhiều loại nút, chọn một nút để sử dụng. (Click đúp vào Playback flat chọn Flat blue play)
Tiếp theo là đặt chức năng cho nút. Chọn nút vừa tạo, nhấn F9. Bảng Actions hiện ra, Gõ vào lệnh sau:
on (release) {
play();
}
Nhấn Ctrl Enter để chạy thử. Nhấn vào nút để điều khiển để cho con ong chuyển động.
2. Nút Stop:
Với nút Stop để dừng chuyển động, ta làm giống nút Play, nhưng là chọn lệnh Stop.
Ngoài các lệnh play và stop, Flash còn cung cấp rất nhiều các lệnh điều khiển khác nữa, quý vị có thể tham khảo trong tài liệu hướng dẫn của chúng tôi để biết rõ hơn.
3. Nút kéo thả:
Trong một bài giảng cần minh họa việc ghép các tam giác thành hình ngôi nhà. Trước hết ta cần phải có các mảnh ghép…
Tại Layer 1: Vào FileImportImport to Stage: để chèn vào một bức ảnh ngôi nhà.
Dùng chuột chọn bức ảnh đó rồi nhấn Crtl + B.
Tiếp tục, các bạn dùng chuột chọn từng vùng của ngôi nhà để tách ngôi nhà ra thành từng mảnh ghép (dùng chuột khoanh vùng chọn, rồi kéo ra khỏi vị trí)
Kế tiếp là phải chuyển mỗi mảnh thành một nút. Chọn lấy mảnh cần chuyển, nhấn F8 trên hộp thoại hiện ra. Nhấn OK.
Trên bảng thuộc tính (Properties) đặt tên của mảnh đó trong hộp Instance Name. Ví dụ đặt tên là Manh1 (làm tương tự với các mảnh còn lại và đặt tên là Manh2, Manh3…)
Cuối cùng là tạo chức năng cho nút. Chọn lấy mảnh vừa đặt tên, nhấn F9 để bảng Action hiện ra. Trên bảng Action, nhập đoạn mã sau:
on (press) {
startDrag("Manh1");
}
on (release) {
stopDrag();
}
Làm tương tự đối với các mảnh khác, chú ý vì mỗi mảnh tên khác nhau nên khi nhập đoạn mã cũng phải thay đổi theo tên của mảnh đó.
Nhấn Ctrl Enter để kiểm tra kết quả. Dùng chuột kéo các mảnh để ghép thành ngôi nhà.
Các nút điều khiển được sử dụng để điều khiển một đoạn phim trong Flash, để nhảy đến các phần trong đoạn mô phỏng.
1. Nút Play:
Giả sử ta có một chuyển động của con ong. Bây giờ tôi hướng dẫn các bạn tạo nút điều khiển chuyển động của con ong.
Tạo một lớp mới (Layer) đặt tên là action:
Chọn Frame 1, nhấn F9 để vào cửa sổ action. Sau đó các bạn gõ câu lệnh sau:
stop( );
(chú ý: có phân biệt chữ hoa chữ thường)
Câu lệnh trên để đoạn phim dừng ngay từ khung hình đầu tiên đợi ta ra lệnh mới chạy tiếp.
Tạo một lớp mới để chứa nút và đặt tên là nut.
Vào menu Windown/Common Libraries/ Buttons, lúc này bảng Library- Button hiện ra, trong bảng này đã có sẵn rất nhiều loại nút, chọn một nút để sử dụng. (Click đúp vào Playback flat chọn Flat blue play)
Tiếp theo là đặt chức năng cho nút. Chọn nút vừa tạo, nhấn F9. Bảng Actions hiện ra, Gõ vào lệnh sau:
on (release) {
play();
}
Nhấn Ctrl Enter để chạy thử. Nhấn vào nút để điều khiển để cho con ong chuyển động.
2. Nút Stop:
Với nút Stop để dừng chuyển động, ta làm giống nút Play, nhưng là chọn lệnh Stop.
Ngoài các lệnh play và stop, Flash còn cung cấp rất nhiều các lệnh điều khiển khác nữa, quý vị có thể tham khảo trong tài liệu hướng dẫn của chúng tôi để biết rõ hơn.
3. Nút kéo thả:
Trong một bài giảng cần minh họa việc ghép các tam giác thành hình ngôi nhà. Trước hết ta cần phải có các mảnh ghép…
Tại Layer 1: Vào FileImportImport to Stage: để chèn vào một bức ảnh ngôi nhà.
Dùng chuột chọn bức ảnh đó rồi nhấn Crtl + B.
Tiếp tục, các bạn dùng chuột chọn từng vùng của ngôi nhà để tách ngôi nhà ra thành từng mảnh ghép (dùng chuột khoanh vùng chọn, rồi kéo ra khỏi vị trí)
Kế tiếp là phải chuyển mỗi mảnh thành một nút. Chọn lấy mảnh cần chuyển, nhấn F8 trên hộp thoại hiện ra. Nhấn OK.
Trên bảng thuộc tính (Properties) đặt tên của mảnh đó trong hộp Instance Name. Ví dụ đặt tên là Manh1 (làm tương tự với các mảnh còn lại và đặt tên là Manh2, Manh3…)
Cuối cùng là tạo chức năng cho nút. Chọn lấy mảnh vừa đặt tên, nhấn F9 để bảng Action hiện ra. Trên bảng Action, nhập đoạn mã sau:
on (press) {
startDrag("Manh1");
}
on (release) {
stopDrag();
}
Làm tương tự đối với các mảnh khác, chú ý vì mỗi mảnh tên khác nhau nên khi nhập đoạn mã cũng phải thay đổi theo tên của mảnh đó.
Nhấn Ctrl Enter để kiểm tra kết quả. Dùng chuột kéo các mảnh để ghép thành ngôi nhà.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Vân Phong
Dung lượng: 69,13KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)