Huong dan quy trinh tu danh gia co so giao duc
Chia sẻ bởi Phan Van Dien |
Ngày 16/10/2018 |
69
Chia sẻ tài liệu: Huong dan quy trinh tu danh gia co so giao duc thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD
V/v Hướng dẫn tự đánh giá
cơ sở giáo dục phổ thông
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2009
Kính gửi:
- Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố;
- Các trường phổ thông trực thuộc;
- Các đại học, trường đại học có trường phổ thông;
- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Quyết định 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 về việc Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó, tại Chương II đã quy định về tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông.
Để giúp các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tự đánh giá thuận lợi, Bộ GD&ĐT hướng dẫn quy trình tự đánh giá và các biểu mẫu phục vụ cho công tác tự đánh giá như sau:
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là nhà trường) được thực hiện theo quy trình sau:
1. Tự đánh giá của nhà trường.
2. Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.
3. Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường.
4. Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tự đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Báo cáo tự đánh giá phải bao quát đầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường.
B. QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
Quy trình tự đánh giá của nhà trường, bao gồm các bước sau:
1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá.
3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.
5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
6. Viết báo cáo tự đánh giá.
7. Công bố báo cáo tự đánh giá.
I. Thành lập Hội đồng tự đánh giá
1. Hiệu trưởng nhà trường hoặc Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá nhà trường (xem Phụ lục 1).
2. Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 07 thành viên gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng nhà trường;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Phó Hiệu trưởng nhà trường;
c) Thư ký Hội đồng tự đánh giá là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của nhà trường;
d) Các thành viên khác gồm: đại diện Hội đồng trường đối với trường công lập (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể; đại diện một số phòng, ban, tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản lý nội trú (nếu có).
3. Để triển khai hoạt động tự đánh giá, Chủ tịch Hội đồng thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác:
- Nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người. Nhóm trưởng là một thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.
- Các nhóm công tác, mỗi nhóm có từ 2 đến 4 người để thực hiện những
Số: 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD
V/v Hướng dẫn tự đánh giá
cơ sở giáo dục phổ thông
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2009
Kính gửi:
- Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố;
- Các trường phổ thông trực thuộc;
- Các đại học, trường đại học có trường phổ thông;
- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Quyết định 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 về việc Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó, tại Chương II đã quy định về tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông.
Để giúp các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tự đánh giá thuận lợi, Bộ GD&ĐT hướng dẫn quy trình tự đánh giá và các biểu mẫu phục vụ cho công tác tự đánh giá như sau:
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là nhà trường) được thực hiện theo quy trình sau:
1. Tự đánh giá của nhà trường.
2. Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.
3. Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường.
4. Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tự đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Báo cáo tự đánh giá phải bao quát đầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường.
B. QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
Quy trình tự đánh giá của nhà trường, bao gồm các bước sau:
1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá.
3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.
5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
6. Viết báo cáo tự đánh giá.
7. Công bố báo cáo tự đánh giá.
I. Thành lập Hội đồng tự đánh giá
1. Hiệu trưởng nhà trường hoặc Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá nhà trường (xem Phụ lục 1).
2. Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 07 thành viên gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng nhà trường;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Phó Hiệu trưởng nhà trường;
c) Thư ký Hội đồng tự đánh giá là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của nhà trường;
d) Các thành viên khác gồm: đại diện Hội đồng trường đối với trường công lập (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể; đại diện một số phòng, ban, tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản lý nội trú (nếu có).
3. Để triển khai hoạt động tự đánh giá, Chủ tịch Hội đồng thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác:
- Nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người. Nhóm trưởng là một thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.
- Các nhóm công tác, mỗi nhóm có từ 2 đến 4 người để thực hiện những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Van Dien
Dung lượng: 1,29MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)